13/07/2023 16:58
Cá lau kính thường nuôi để làm sạch bể nước, bể cá. (ảnh minh họa)
Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 12-7, Khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang tiếp nhận bé gái T.T (13 tuổi), ngụ ấp Thạnh Bình, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang) trong tình trạng ngưng thở.
Các bác sĩ kiểm tra, cấp cứu cho bệnh nhân như bóp bóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực… nhưng không có kết quả. Bệnh nhân tím tái toàn thân, mạch bẹn cảnh không bắt được, tim không nghe, phổi lồng ngực mất di động. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân T đột tử không rõ nguyên nhân.
Bác sĩ Lê Văn Chín cho biết, theo lời kể của người nhà bệnh nhân, khoảng 13 giờ ngày 12-7, em T.T có ăn cá lau kính và canh cua đồng, khoảng 1 giờ sau gia đình phát hiện em T.T hôn mê nên đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Cá lau kính thường được nuôi để làm sạch bể nước, bể cá do chúng thường ăn thức ăn thừa, rong rêu. Một số người sử dụng cá lau kính chế biến thức ăn. Tuy nhiên, Thạc sĩ Đặng Văn Bình - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kiên Giang khuyến cáo, người dân không nên sử dụng các loại động vật, thực vật lạ vì có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
VĨ AN
(KGO) - Ngày 10-5, Hội Thủy sản tỉnh Kiên Giang phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư tỉnh, Ban Quản lý Cảng cá Kiên Giang tổ chức tập huấn phổ biến quy trình về xác nhận nguồn gốc thủy sản (SC), chứng nhận nguồn gốc thủy sản (CC) phục vụ truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành.
Tổng số lượt truy cập: