24/01/2023 18:32
Theo quan niệm xưa, mùng 1 tết là ngày đầu tiên của năm mới, có tính chất tượng trưng cho sự khởi đầu. Vì vậy, câu nói “mùng 1 tết cha” có ý nhắc nhở hướng về nguồn cội, cúng bái tổ tiên trước, sau đó là thăm hỏi gia đình bên nội, cha mẹ; con cháu chúc tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.
Sau khi thăm hỏi, chúc tết gia đình, họ hàng bên nội, đến đến mùng 2 tết sẽ chúc tết là bên ngoại. Những nghi thức cũng tương tự như ngày mùng 1 chúc tết bên nhà nội, mọi người sẽ cùng quây quần để ăn bữa cơm năm mới, sau đó cùng nhau đi chúc tết họ hàng, xóm giềng.
Sau khi đã hoàn thành đạo hiếu với bố mẹ hai bên nội, ngoại - những người đã có công sinh thành. thì tiếp đến là thầy cô - những người có công dạy bảo chúng ta nên người. Đây cũng là ý nghĩa của câu nói "mùng 3 tết thầy".
Năm nào cũng vậy, cứ vào mùng 3 tết, hay đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chị Trương Huỳnh Xuân Bình - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Bảo hiểm xã hội tỉnh lại cùng các bạn học cũ đến thăm thầy cô giáo để tri ân những người đã từng dạy bảo mình nên người.
Các cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) đến thăm thầy cô giáo và tái hiện lại hình ảnh lớp học ngày xưa.
Theo chị Xuân Bình, dẫu “Tết thầy” thời hiện đại có nhiều đổi thay, nhưng trong tâm thức của mỗi học trò, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” vẫn không phai nhạt theo thời gian. Đến thăm thầy, cô giáo ngày mùng 3 tết là cách để chị Xuân Bình cùng các bạn bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với thầy, cô giáo, vừa là dịp để thầy cô, học trò, bạn bè gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau gặp nhiều điều may mắn trong năm mới.
Tái hiện hình ảnh lên bục giảng làm bài tập trong tiết dạy của thầy Nguyễn Mậu Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn, TP.Rạch Giá (Kiên Giang).
Hơn 24 năm làm nghề “đưa đò”, cô Nguyễn Thuý An - Nhà giáo ưu tú, giáo viên chủ nhiệm lớp ½, Tổ trưởng Tổ chuyên môn khối 1, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoà Chánh 3, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đã giảng dạy nhiều thế hệ học trò. Cô Thúy An chia sẻ: “Suốt ngần ấy năm trực tiếp giảng dạy, được đánh giá cao về công tác chuyên môn, nhưng đối với tôi phần thưởng cao quý nhất, hạnh phúc nhất với nghề, đó là sự thành công, thành đạt của học trò”. Mỗi dịp tết đến, ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, rất nhiều thế hệ học trò đã thể hiện sự quan tâm đến cô Thuý An với nhiều cách thức khác nhau. Có học trò dù rời mái trường đã lâu nhưng vẫn luôn nhớ về thầy cô cũ, cứ mùng 3 tết tranh thủ về thăm hỏi thầy cô. Tình cảm ấy của các học trò khiến cô Thúy An không khỏi xúc động và trân quý hơn nghề giáo mà cô đã chọn và sống hết mình với nghề.
Cô Nguyễn Thúy An - Nhà giáo ưu tú, giáo viên chủ nhiệm lớp ½, Tổ trưởng Tổ chuyên môn khối 1, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoà Chánh 3, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đang giảng bài cho học sinh.
Năm tháng trôi qua, những cô cậu bé học trò ngày nào giờ đây đã trưởng thành, mỗi người đều có công việc riêng nhưng tấm lòng của học trò luôn nhớ về thầy cô giáo, đó mới là điều trân quý nhất, là nguồn cổ vũ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh để thầy cô giáo truyền lửa tri thức cho các thế hệ học sinh.
Bài và ảnh: CẨM TÚ
(KGO) - Ngày 6-12, tại TP. Cần Thơ, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí khu vực phía Nam bàn về báo chí chất lượng cao trong chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các cơ quan báo chí của 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, từ tỉnh Bình thuận trở vào.
Tổng số lượt truy cập: