Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Thời sự

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

30 NĂM ĐỔI THAY XÃ ĐẢO TIỀN TIÊU THỔ CHÂU - Bài 1: Thổ Châu ngày ấy

12/04/2023 11:03

(KGO) - Có một xã đảo cách xa đất liền TP. Rạch Giá khoảng 220km mang tên Thổ Châu thuộc TP. Phú Quốc (Kiên Giang). Giữa biển Tây rộng lớn, xã đảo Thổ Châu được thành lập tròn 30 năm, vẫn đang từng ngày vươn mình đi lên.

Xã đảo Thổ Châu được thành lập theo Nghị định 19/1993/NĐ-CP, ngày 24-4-1993 của Chính phủ, thuộc huyện Phú Quốc, nay là TP. Phú Quốc. 

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thổ Châu tuần tra bảo vệ cột mốc A1 trên đường cơ sở thuộc chủ quyền Việt Nam nằm trên hòn Nhạn, xã đảo Thổ Châu.

QUÁ KHỨ CHƯA THỂ QUÊN

Xã đảo Thổ Châu có diện tích 16km2, với 8 đảo lớn, nhỏ tạo thành quần đảo, trong đó hòn Thổ Châu có diện tích lớn nhất trong quần đảo, diện tích trên 14km2. Các đảo còn lại của quần đảo gồm Hòn Hàng, còn gọi là hòn Nhạn diện tích 0,23km2, nơi có cột mốc A1 trên đường cơ sở thuộc chủ quyền Việt Nam; hòn Keo Ngựa; hòn Từ; hòn Cao; hòn Cao Cát; hòn Mô và hòn Khô.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu Đỗ Văn Dừng nhắc lại sau đại thắng mùa xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, khi cả nước vui mừng đón ngày Bắc - Nam sum họp thì tại vùng biển Tây Nam của Tổ quốc đã nổi dông bão. Ngày 10-5-1975, quân Pol Pot - Ieng Sary bất ngờ chiếm đóng trái phép quần đảo Thổ Châu và bắt toàn bộ dân trên đảo đưa xuống tàu và chở đi. 

Khoảng ngày 14, 15-5-1975, Ủy ban Quân quản huyện Phú Quốc nhận được tin của một người dân chạy thoát được vào An Thới báo là quân Pol Pot - Ieng Sary đã đổ bộ lên đảo Thổ Châu tàn sát và bắt dân trên đảo. Sau thời gian chiến đấu, đến ngày 27-5-1975, bộ đội ta giải phóng hoàn toàn đảo Thổ Châu, nhưng Thổ Châu đã phải trải qua nỗi đau khôn nguôi khi hơn 500 người dân bị quân Pol Pot - Ieng Sary bắt và sát hại. 

Đồng chí Đỗ Văn Dừng cho biết: “Năm 2012, trên xã đảo khởi công xây dựng đền thờ tưởng niệm chiến sĩ và nhân dân xã Thổ Châu bị quân Pol Pot - Ieng Sary giết hại. Tại đền thờ đặt linh vị tưởng nhớ hơn 500 đồng bào bị quân Pol Pot thảm sát tháng 5-1975. Đây là sự kiện lịch sử bi thương đối với người dân xã đảo Thổ Châu. Sự đau thương, mất mát đó đã biến thành sức mạnh để cấp ủy, chính quyền, quân dân Thổ Châu không ngừng nỗ lực xây dựng xã ngày càng phát triển”.

Sau khi quần đảo Thổ Châu được giải phóng, Tiểu đoàn 410 thuộc Trung đoàn 195 (Quân khu 9) được lệnh rút quân, giao đảo Thổ Châu lại cho lực lượng địa phương quân huyện Phú Quốc. Một thời gian sau, lực lượng địa phương quân huyện Phú Quốc bàn giao địa bàn quần đảo Thổ Châu cho Tiểu đoàn 561 thuộc Vùng 5 Hải quân quản lý. Lúc này, trên đảo gần như không còn cư dân sinh sống.

TÁI THIẾT XÃ ĐẢO 

Ngày 15-2-1993, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo xã Thổ Châu lâm thời, đồng thời tổ chức đưa dân ra đảo để sinh sống. Đợt di dân đầu tiên được tổ chức vào ngày 27-4-1992 có 6 gia đình với khoảng 30 người đang cư ngụ tại huyện Kiên Hải ra đảo Thổ Châu để lập nghiệp. Đến cuối năm 1992 và đầu năm 1993, UBND tỉnh tiếp tục tổ chức di dân đợt thứ hai với vài chục hộ.

Ông Huỳnh Bình Khởi, tên thường gọi Tư Bình, ngụ ấp Bãi Ngự, xã Thổ Châu là một trong 6 hộ dân đầu tiên đến xã đảo Thổ Châu sinh sống vào tháng đầu năm 1992. Những ngày mới ra đảo, ông Tư Bình cùng các hộ dân chưa có nhà, phải ở nhờ tại đơn vị bộ đội. Sau đó, bộ đội chặt cây, lấy lá dựng nhà cho dân ở. “Trên đảo ngày ấy toàn cây rừng, không có đường đi lại, chỉ có đường mòn. Dân ra đảo được Nhà nước nuôi ăn một năm. Rồi người dân đóng ghe đi đánh bắt, có cá thì đem lên đơn vị bộ đội đổi lấy gạo, lấy rau. Lúc người dân khó khăn cũng được bộ đội chở che, giúp đỡ”, ông Tư Bình kể.

  Dân cư của xã Thổ Châu hiện phân bố không đều, sinh sống chủ yếu tập trung ở Bãi Ngự. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm có gần 200 hộ sang Bãi Dong để tránh gió. Người dân trên xã đảo chủ yếu làm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản (làm khô); kinh doanh các ngành, nghề liên quan đến dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác, chế biến hải sản, thương mại.

Ngày 24-4-1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 19/1993/NĐ-CP về việc thành lập xã Thổ Châu, thuộc huyện Phú Quốc. Lúc này, dân cư toàn xã có 94 nhân khẩu. Những ngày đầu xã mới được thành lập, các trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền đều được xây cất tạm bợ. Cán bộ, cùng người dân sống tá túc với bộ đội, mọi sự thiếu thốn, ốm đau đều được bộ đội giúp đỡ. Kết cấu hạ tầng như cầu cảng, điện, đường, trường, trạm, hàng quán, chợ… đều chưa xây dựng. Tàu thường xuyên ngưng chạy do thời tiết xấu, có khi cả tháng mới có một chuyến tàu đi Phú Quốc. Cả đảo cũng chỉ có 3 chiếc ghe của ông Lê Trắc, ông Huỳnh Bình Khởi và ông Hữu Hà chạy ra, chạy vào đất liền mua hàng hóa, lương thực về bán cho người dân trên đảo. 

Đại tá Đào Phúc Lâm - nguyên Đảo trưởng đảo Thổ Chu (Vùng 5 Hải quân), đơn vị tiền thân của Trung đoàn 152 hiện nay, là người đến đảo Thổ Châu công tác từ rất sớm, vào năm 1988.

Đại tá Đào Phúc Lâm kể: “Để bảo đảm đời sống những ngày mới ra đảo, những khi biển động không có tàu ra đảo, chỉ huy đảo chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chia sẻ với dân từ ký gạo, ký đường, bó rau cho đến can dầu, hỗ trợ dân lúc khó khăn đột xuất. Trong khi xã đảo chưa có bệnh xá, trường học, chỉ huy đảo và cơ quan, đơn vị trên đảo tổ chức dạy học cho các cháu đến tuổi đi học, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị miễn phí cho người dân tại bệnh xá của đảo không kể ngày đêm”.

Bài và ảnh: THU OANH

Tin liên quan

>30 NĂM ĐỔI THAY XÃ ĐẢO TIỀN TIÊU THỔ CHÂU - Bài 2: Sức mạnh của ý Đảng, lòng quân, dân

30 NĂM ĐỔI THAY XÃ ĐẢO TIỀN TIÊU THỔ CHÂU - Bài 2: Sức mạnh của ý Đảng, lòng quân, dân

(KGO) - 30 năm qua, để xây dựng xã đảo Thổ Châu, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm đầu tư, hỗ trợ người dân. Cùng với đó, các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn xã đảo đùm bọc, chở che nhân dân. Đến với Thổ Châu, chúng tôi thấy rõ tình quân, dân thắm thiết và hiểu rằng để có Thổ Châu hôm nay phải nói đến sự hòa quyện của ý Đảng, lòng quân, dân.

Tin cùng mục

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang chúc mừng lễ Phật đản

(KGO) - Ngày 7 và 8-5, đoàn công tác do Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang Danh Lắm làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà các chùa trên địa bàn huyện An Minh, huyện Châu Thành và TP. Rạch Giá (Kiên Giang) dịp Phật đản Phật lịch 2569, dương lịch 2025.

  • Giang Thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
    Giang Thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
  • Đội K92 Kiên Giang tìm được 12 hài cốt liệt sĩ tại Campuchia
    Đội K92 Kiên Giang tìm được 12 hài cốt liệt sĩ tại Campuchia
  • Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang chúc mừng Đại lễ Phật đản
    Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang chúc mừng Đại lễ Phật đản
  • Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia
    Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia

Tin nổi bật

Thủ tướng chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Thủ tướng chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia

Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Chú trọng an toàn thực phẩm  bếp ăn tập thể

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Rà soát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu quý II theo kịch bản tăng trưởng

Rà soát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu quý II theo kịch bản tăng trưởng

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhân sự
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Đối ngoại
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: LÂM VĂN SỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn; baokiengiangdt@gmail.com (chuyên mục văn nghệ)
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: