19/01/2022 10:55
Phát biểu tại hội thảo y tế JPMorgan được tổ chức theo hình thức trực tuyến, ông Bourla thông báo Pfizer và đối tác Đức BioNTech đang nghiên cứu một phiên bản vaccine mới có hiệu quả chống lại Omicron, cũng như một phiên bản vaccine khác bao gồm thành phần cả hai loại vaccine cũ và mới này. Dù loại vaccine mới vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, Pfizer hy vọng có thể nộp đơn xin phê duyệt tại Mỹ cho chế phẩm này và sẽ tung ra thị trường ngay vào tháng 3 tới.
Theo ông Bourla, năng lực sản xuất của công ty đã được tăng cường nên sẽ không có vấn đề gì nếu chuyển đổi ngay lập tức giữa vaccine hiện tại với loại mới. CEO của Pfizer cũng không loại trừ khả năng hầu hết người dân sẽ phải tiêm vaccine ngừa COVID-19 hàng năm, lưu ý một số nhóm người có nguy cơ cao có thể sẽ phải tiêm thường xuyên hơn.
Pfizer cũng vừa công bố 3 thỏa thuận mở rộng việc ứng dụng công nghệ mRNA mà hãng sử dụng để sản xuất vaccine ngừa COVID-19, bao gồm một hợp đồng trị giá tới 1,35 tỷ USD với công ty chỉnh sửa gene Beam Therapeutics. Nhà sản xuất dược phẩm Mỹ đang tìm cách thúc đẩy phát triển các loại vaccine và phương pháp điều trị dựa trên mRNA để chống lại đại dịch COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna.
Ngoài ra, Pfizer cũng sẽ hợp tác với công ty công nghệ sinh học Codex DNA để tận dụng công nghệ độc quyền về sinh học nhằm tăng cường hiệu quả của vaccine sử dụng công nghệ mRNA cũng như thuốc điều trị và các sản phẩm sinh học khác. Sự lây lan mạnh mẽ của Omicron đang thúc đẩy các nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 hướng tới 1 loại vaccine đặc hiệu để phòng ngừa biến thể này.
Ngày 10-1-2022, CEO hãng dược phẩm Mỹ Moderna Stephane Bancel cho biết hãng dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng vaccine tăng cường đặc hiệu ngừa Omicron vào mùa thu năm 2022. Hiện hãng đang thảo luận với các nhà lãnh đạo y tế trên toàn thế giới để quyết định chiến lược tốt nhất cho kế hoạch tiêm chủng tăng cường này. CEO Bancel nhấn mạnh Moderna tin tưởng rằng vaccine tiềm năng nói trên sẽ có thể phòng ngừa hiệu quả biến thể Omicron. Theo các nghiên cứu mới đây của Cơ quan An ninh y tế Anh (NHS), các mũi tiêm tăng cường cho thấy hiệu quả phòng ngừa biến thể Omicron lên tới 75%.
Trước đó có một số nghiên cứu cho thấy 20 tuần sau khi tiêm mũi thứ hai vaccine của Moderna cũng như vaccine của Pfizer/BioNTech, hiệu quả phòng bệnh COVID-19 chỉ còn ở mức 10%. Ngoài ra, giới khoa học cũng cảnh báo biến thể Omicron với hàng chục đột biến có thể “né” kháng thể có được từ việc tiêm liều vaccine cơ bản.
Nguồn: VietnamPlus
(KGO) - Thế giới đã phải đối mặt với tháng thứ 13 liên tiếp nắng nóng lịch sử, và mùa hè năm nay đang trên đà trở thành một trong những mùa hè nóng nhất từ trước đến nay.
Tổng số lượt truy cập: