18/09/2023 14:34
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc thử nghiệm do Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) tài trợ, sẽ đánh giá loại vaccine nghiên cứu có tên FluMos-v2 về độ an toàn và khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch. Đây là sản phẩm vaccine do NIAID phát triển nhằm tạo ra kháng thể chống lại nhiều chủng virus cúm khác nhau bằng cách hiển thị một phần protein hemagglutinin của virus cúm theo các mẫu lặp lại trên các khuôn nano tự sắp xếp. Việc tiếp xúc với những mảnh protein virus vô hại này sẽ giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và chống lại virus thực sự.
Kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy vaccine thử nghiệm đã tạo ra phản ứng kháng thể mạnh mẽ.
Thử nghiệm lâm sàng mới dự kiến tuyển 24 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18-50. Các tình nguyện viên sẽ được tiêm bắp 2 mũi vaccine FluMos-v2 và khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 16 tuần.
Theo NIH, hầu hết các loại vaccine phòng cúm theo mùa đều được phát triển để huấn luyện hệ thống miễn dịch chống lại 3 hoặc 4 chủng cúm thông thường khác nhau. Các nhà khoa học kỳ vọng sự ra đời của vaccine cúm phổ quát này có thể cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiều chủng cúm khác.
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng
(KGO) - Hãng tin Times Now đưa tin có thêm 16 trẻ sơ sinh đang trong tình trạng nguy kịch sau vụ hỏa hoạn. Các quan chức tin rằng nguyên nhân gây ra hỏa hoạn có thể xuất phát từ một sự cố chập điện.
Tổng số lượt truy cập: