11/11/2021 10:32
Tại hội nghị, lãnh đạo các nền kinh tế APEC dự kiến thảo luận 2 nội dung chính là triển vọng kinh tế toàn cầu và hợp tác phục hồi sau đại dịch và thông qua tuyên bố của hội nghị và kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC trong 2 thập niên tới. Đây được đánh giá là dấu ấn của Năm APEC 2021 mà New Zealand đảm nhiệm cương vị chủ tịch.
Thủ tướng New Zeland Jacinda Ardern cho biết cuộc họp không chính thức của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC được tổ chức vào tháng 7-2021 đã đạt được mục tiêu là giảm thuế quan và các rào cản thương mại đối với hàng hóa liên quan vaccine COVID-19. Đến nay đã có 17 nền kinh tế thành viên APEC giảm hoặc dỡ bỏ thuế quan đối với vaccine COVID-19.
Tuần lễ cấp cao APEC 28 diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, bất ổn gia tăng và nhiều thách thức mới do dịch COVID-19 tái bùng phát với những biến thể mới nguy hiểm hơn. Kinh tế thế giới phục hồi tích cực song còn bấp bênh và không đồng đều. Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực đi đầu trong phục hồi, phát triển và liên kết kinh tế.
Wellington, thủ đô của New Zealand, nước đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Năm APEC 2021.
Với vai trò chủ nhà APEC 2021, New Zealand xác định chủ đề “Cùng phối hợp - Cùng hành động - Cùng tăng trưởng” cho năm APEC 2021, tập trung vào 3 ưu tiên: Các chính sách kinh tế, thương mại thúc đẩy phục hồi kinh tế; đẩy mạnh phục hồi bao trùm và bền vững; thúc đẩy sáng tạo và số hóa.
Từ tháng 12-2020 đến nay, New Zealand đã tổ chức gần 300 cuộc họp các cấp, từ cấp quan chức, bộ trưởng đến lãnh đạo cao nhất các nền kinh tế thành viên APEC. Phát biểu sau các phiên làm việc chuẩn bị, ông Vangelis Vitalis, Chủ tịch hội nghị quan chức cấp cao APEC 2021, nhấn mạnh: “Chưa từng có thời điểm nào quan trọng như hiện nay để các nền kinh tế hợp tác, cùng chia sẻ, tái thiết phục hồi”.
Trọng tâm các cuộc thảo luận là các vấn đề kinh tế và thương mại giúp củng cố đà phục hồi, tăng cường tính bền vững và bao trùm của quá trình phục hồi, đồng thời theo đuổi sự phục hồi sáng tạo và được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số. Ông Vitalis cho biết thêm, mọi sáng kiến phục hồi đều cần tính đến tác động của cuộc khủng hoảng tới phụ nữ, thanh niên, các nhóm bản địa và doanh nghiệp nhỏ. Đó là chìa khóa cho sự phục hồi thành công của khu vực. 21 nền kinh tế APEC hiện chiếm khoảng 60% GDP, hơn 48% kim ngạch thương mại và gần 40% dân số toàn thế giới, tham gia vào tổng số 170 thỏa thuận thương mại và thương mại tự do khu vực.
Nguồn: SGGP.online
(KGO) - Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết khi cả 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ là Donald Trump và Kamala Harris đều nỗ lực khai thác lợi thế từ các nhóm cử tri then chốt. Trong khi ông Trump tập trung vào cử tri nam trẻ, bà Harris đặt cược vào sự ủng hộ của cử tri nữ độc lập và ôn hòa.
Tổng số lượt truy cập: