12/06/2024 16:03
Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang tích cực tham mưu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tham mưu thành lập và thường xuyên củng cố, kiện toàn ban chỉ huy; tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Đồng thời, tham mưu tổ chức các đội chuyên trách, kiêm nhiệm, tổ chức thành lập các tổ, đội cơ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; kiểm tra, rà soát lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai…
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vĩnh Điều Bộ đội Biên phòng Kiên Giang tham gia chữa cháy rừng mùa khô năm 2024.
Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang hướng dẫn các đơn vị các nội dung như huấn luyện cán bộ chỉ huy nâng cao trình độ, năng lực, phương pháp tổ chức chỉ huy, điều hành, xử lý các tình huống xảy ra; huấn luyện cứu hộ, cứu nạn, huấn luyện sử dụng thành thạo các trang, thiết bị được biên chế, trong đó có các trang thiết bị hiện đại như máy lọc nước biển, bộ phao quây dầu, máy bơm hút dầu xử lý tình huống tràn dầu trên sông, biển... Hàng năm, xây dựng kế hoạch huấn luyện chuyên sâu trên biển cho kíp tàu cứu nạn đảm bảo chất lượng, tính cơ động cao.
Ban Thường vụ Đảng ủy chủ động tham mưu xây dựng và ban hành quy chế công tác cán bộ; bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đúng sở trường, ngành, nghề đào tạo. Đồng thời, thường xuyên tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn; chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, di dời người, tài sản của nhân dân khỏi các vị trí có nguy cơ mất an toàn.
Đơn vị tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt phương châm “4 tại chỗ” và tư tưởng chỉ đạo “chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính”. Chuẩn bị tốt về lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất đảm bảo kịp thời, sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ; tích cực giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai, thảm họa, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Quân y Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Kiên Giang sơ cứu người dân bị nạn trên biển.
Những năm qua, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm cấp kinh phí, trang bị vật chất mới góp phần rất lớn vào hiệu quả hoạt động tìm kiếm cứu nạn của đơn vị. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang xây dựng quy chế phối hợp phòng, chống thiên tai với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự Kiên Giang, UBND các huyện, thành phố...
Đồng thời, phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường dự báo, cảnh báo, thông báo kịp thời diễn biến tình hình thiên tai, thảm họa, dịch bệnh… Các kế hoạch phối hợp với Vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 trong thông tin, phối hợp tìm kiếm cứu nạn nhân dân, phương tiện gặp nạn trên biển có hiệu quả.
Bài và ảnh: TIẾN VINH
(KGO) - Việc tôn vinh danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là rất cần thiết, xứng đáng. Vì hệ giá trị văn hóa của dân tộc được xây đắp từ nhiều giá trị văn hóa của nhiều tầng lớp, nhiều lực lượng ở các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là một giá trị văn hóa được kết tinh, bồi tụ, trao truyền, lan tỏa trong suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
Tổng số lượt truy cập: