29/03/2024 10:27
Những nhiệm vụ trên được Đại đội Công binh Phòng Tham mưu (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) thực hiện tốt trong thời gian qua. Trong thời bình, nhưng với nhiệm vụ đặc thù, cán bộ, chiến sĩ Đại đội Công binh thực hiện nhiệm vụ vất vả và nguy hiểm. Những người lính công binh thường xuyên tiếp xúc với bom, mìn, thi công công trình phòng thủ.
Trung úy Trần Quốc Cường - Chính trị viên Đại đội Công binh cho biết: “Thi công công trình đòi hỏi bộ đội có sức khỏe, trình độ kỹ thuật, sử dụng nhiều máy móc, thiết bị. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp hành nghiêm kỷ luật công trường, đảm bảo an toàn lao động, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đề ra”.
Chiến sĩ Đại đội Công binh được huấn luyện đặc điểm, tính năng, cấu tạo của các loại bom mìn.
Trong thời gian thi công công trình phòng thủ, với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt ở những nơi đơn vị đóng quân thi công công trình, những người lính công binh đều tranh thủ tận dụng đất trống tăng gia sản xuất giúp cải thiện bữa ăn và tô thắm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.
Binh nhất Hoàng Anh Khoa - chiến sĩ Đại đội Công binh nói: “Công việc xây dựng công trình phòng thủ rất vất vả và đòi hỏi phải có kỹ thuật. Bản thân tôi trước khi nhập ngũ là thợ cơ khí nên đã áp dụng vào việc xây dựng công trình và hướng dẫn đồng đội thực hiện. Chúng tôi còn tăng gia sản xuất, động viên nhau quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Bom, mìn trong chiến tranh vẫn còn sót lại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Người lính công binh đã kịp thời thu gom, rà phá bom, mìn, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ và người dân. Trung úy Lê Triều Vỹ - Trung đội trưởng Công binh công trình, Đại đội Công binh cho biết: “Công việc thu gom bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh tiềm ẩn nguy hiểm do các loại bom, mìn vẫn còn khả năng gây sát thương. Do đó, trước khi thu gom, cán bộ quán triệt cho chiến sĩ về cách thức thu gom từ lúc lấy bom, mìn cho đến lúc vật chuyển lên xe về nơi phá hủy. Cả quy trình thực hiện thu gom đều phải đảm bảo đúng nguyên tắc, cẩn thận, tỉ mỉ, bởi chỉ một sơ suất nhỏ đều có thể gây mất an toàn”.
Cán bộ, chiến sĩ Đại đội Công binh thu gom bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Là chiến sĩ nhập ngũ, Binh nhất Nguyễn Chí Vĩnh - chiến sĩ Đại đội Công binh cho biết lần đầu đi thu gom bom, mìn, bản thân cũng rất hồi hộp, nhưng nhờ có chỉ huy quán triệt, hướng dẫn, động viên tinh thần nên Vĩnh bình tĩnh, tự tin cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vĩnh nói: “Khi huấn luyện, chiến sĩ được tiếp xúc với mô hình, học cụ còn thực tế tiếp xúc với thu gom bom, mìn thật, vẫn còn khả năng gây sát thương nên lúc đầu tôi cũng bỡ ngỡ. Nhưng nhờ có chỉ huy chỉ dẫn, tôi và đồng đội đã tham gia thu gom nhiều đợt bom, mìn thành công”.
Thời gian qua, Đại đội Công binh tổ chức huấn luyện chuyên ngành cho cán bộ, chiến sĩ cách bố trí, cách gỡ các loại bom, mìn, huấn luyện công sự ngụy trang như đào công sự, hầm, hào chiến đấu… Nhờ chủ động rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị tham gia rà soát bom, mìn, vật nổ bảo đảm an toàn cho các sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có chuyến công tác về tỉnh. Ngoài ra, đơn vị tổ chức thi công rà phá bom, mìn, vật nổ tại các dự án phát triển kinh tế, quốc phòng trên địa bàn theo nhiệm vụ được giao.
Theo Trung úy Trần Quốc Cường, nhiệm vụ của đơn vị đặc thù, Đại đội Công binh thực hiện nhiệm vụ ở các địa bàn khác nhau, cách xa nhau và đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có tuổi đời trẻ, do vậy, chỉ huy đại đội chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ, chiến sĩ an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bài và ảnh: THU OANH
(KGO) - Việc tôn vinh danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là rất cần thiết, xứng đáng. Vì hệ giá trị văn hóa của dân tộc được xây đắp từ nhiều giá trị văn hóa của nhiều tầng lớp, nhiều lực lượng ở các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là một giá trị văn hóa được kết tinh, bồi tụ, trao truyền, lan tỏa trong suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
Tổng số lượt truy cập: