05/01/2024 14:19
Chúng tôi đến xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải, nơi Đại đội Bộ binh Kiên Hải (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kiên Hải) đóng quân, mới cảm nhận được phần nào nỗi vất vả của những người lính trên thao trường. Dưới cái nắng nóng gay gắt, nhưng trên sân tập bê tông, những bước chân người lính vẫn đều bước tập luyện điều lệnh, đội ngũ.
Ở một vị trí khác, cán bộ, chiến sĩ đang luyện tập chiến thuật chiến đấu phòng ngự bảo vệ đảo. Một chiến sĩ lau vội mồ hôi trên mặt, chia sẻ: “Dù huấn luyện cường độ cao trong điều kiện nắng mưa thất thường, nhưng tôi và đồng đội luôn cố gắng vượt khó để thực hiện đạt được các nội dung huấn luyện”.
Trong những ngày cuối tháng 11-2023, Trung đoàn 893 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) tổ chức diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp có bắn đạn thật năm 2023. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do quá trình cơ động dài ngày, vật chất, vũ khí, trang bị bảo đảm chưa đồng bộ nhưng với sự cố gắng, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ, cuộc diễn tập diễn ra đúng kế hoạch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, yêu cầu đề ra. Cuộc diễn tập đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị, kết quả chung cuộc toàn đơn vị đạt loại khá.
Đại đội Bộ binh Kiên Hải nêu cao tinh thần vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập.
Trung tá Nguyễn Văn Dệ - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 893 cho biết: “Thông qua diễn tập lần này là cơ sở để trung đoàn kiểm tra, đánh giá công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của bộ đội thường trực trong năm cũng như rèn luyện sức chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ”.
Đại tá Nguyễn Văn Ngành - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang cho biết Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tăng cường lãnh đạo đổi mới về tổ chức, phương pháp huấn luyện; lấy huấn luyện, rèn luyện cán bộ chỉ huy, cơ quan là trọng tâm; huấn luyện sát thực tế chiến đấu, đặc điểm địa hình đồng bằng sông nước, biển, đảo và đối tượng tác chiến, trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao; phù hợp với nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và trang bị, vũ khí từng đơn vị. Qua đó chất lượng huấn luyện nâng lên, đi vào chiều sâu, đúng thực chất.
Cùng với việc tổ chức huấn luyện, cơ quan quân sự các cấp trong tỉnh tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp thực hiện chặt chẽ công tác giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Công tác giảng dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cấp nhà trường được thực hiện chặt chẽ.
Huỳnh Quốc Huy - học sinh lớp 12A Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông Kiên Giang cho biết: “Qua học môn giáo dục quốc phòng và an ninh giúp em hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh. Em hiểu về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc và nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.
Đại tá Nguyễn Văn Ngành cho biết tổng kết công tác huấn luyện năm 2023, lực lượng vũ trang tỉnh hoàn thành 100% nội dung, chương trình huấn luyện cho các đối tượng theo phân cấp. Kết quả kiểm tra kết thúc huấn luyện các đối tượng đều đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
Thời gian tới, trên cơ sở nghị quyết nhiệm kỳ và nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác huấn luyện, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lực lượng vũ trang tỉnh và cán bộ, đảng viên phát huy sức mạnh tổng hợp, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong huấn luyện, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội trong tình hình mới.
Bài và ảnh: HOÀNG THU
(KGO) - Việc tôn vinh danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là rất cần thiết, xứng đáng. Vì hệ giá trị văn hóa của dân tộc được xây đắp từ nhiều giá trị văn hóa của nhiều tầng lớp, nhiều lực lượng ở các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là một giá trị văn hóa được kết tinh, bồi tụ, trao truyền, lan tỏa trong suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
Tổng số lượt truy cập: