14/08/2024 10:42
Các đơn vị biên phòng tập trung thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, huy động tối đa lực lượng, phương tiện sẵn có, huy động ngư dân, nhân dân cùng tham gia công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn. Trên tinh thần chủ động nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, các đơn vị xây dựng kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và chuẩn bị nhân lực, vật lực sẵn sàng điều động khi cần; chú trọng các phương tiện, vật chất được đơn vị kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, kịp thời tiếp ứng cho lực lượng làm nhiệm vụ.
Cán bộ đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới, kiểm tra an toàn trước lúc ra khơi đối với các tàu kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đại tá Hoàng Minh Dẫn - Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết: “Cùng với việc chuẩn bị tốt phương tiện kỹ thuật tham gia phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Bộ Chỉ huy yêu cầu các đơn vị tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm từ nay đến hết mùa mưa năm 2024. Trên cơ sở từng đơn vị phải chủ động nắm tình hình, tham mưu cấp ủy, chính quyền các địa phương rà soát toàn bộ phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn phụ trách…”.
Lực lượng biên phòng Kiên Giang tham gia cứu nạn trên biển.
Để hạn chế thiệt hại về người và phương tiện khi gặp nạn trên biển, các đơn vị cần tham mưu với các địa phương ven biển thành lập các tổ, đội tàu thuyền tự quản, đoàn kết sản xuất trên biển… để ngư dân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi có tình huống xấu xảy ra. Mặt khác, các đồn biên phòng cần thực hiện tốt công tác đăng kiểm định kỳ và tăng cường kiểm soát chặt chẽ phương tiện tàu cá, người lao động trên các phương tiện trước khi ra khơi. 100% các đơn vị phải có trang bị máy ICOM để liên lạc thường xuyên với các phương tiện ngoài khơi, giúp trao đổi thông tin hai chiều giữa ngư dân và lực lượng biên phòng...
Về phía ngư dân, người dân nuôi trồng, mua bán trên biển, ven biển cần chấp hành nghiêm các quy định về an toàn mùa mưa, bão. Các tàu cá phải thường xuyên kiểm tra và thao tác thử hệ thống máy thông tin, liên lạc; rà soát lại các tần số, sóng liên lạc với đất liền, giữa các tàu với nhau; bố trí hợp lý phao cá nhân, phao bè, dây chằng buộc, dây neo... Các chủ tàu kiên quyết không thuê mướn ngư phủ không có giấy tờ tùy thân, không biết quê quán, nơi tạm trú, chưa có kinh nghiệm đi biển.
"Các chủ tàu cần đăng ký, trình báo với các trạm biên phòng những giấy tờ có liên quan trước lúc xuất bến, chấp hành nghiêm các quy định của cơ quan chức năng khi ra khơi khai thác hải sản. Các tàu lưu ý không tụ tập, mua bán, vận chuyển hành khách lên lồng bè tham quan khi đã có lệnh cấm của cơ quan chức năng. Ngư dân chú ý neo đậu, chằng buộc nhà cửa, lồng nuôi cá trên biển khi thiên tai xảy ra nhằm tránh tối đa thiệt hại về người và tài sản…”, Đại tá Hoàng Minh Dẫn nói.
Khi có tình huống, người dân gọi liên lạc với các đài canh của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang trực 24/24 giờ như sau: Thổ Châu, An Thới, Nam Du, Bộ Chỉ huy 9339 KHZ, (sóng ngày) và 6973 KHZ (sóng đêm). Hoặc gọi khẩn cấp về số 02973.862062 Tác chiến Biên phòng tỉnh Kiên Giang... |
BĂNG CHÂU
(KGO) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh yêu cầu Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên; làm tốt công tác cán bộ gắn với chuẩn bị nhân sự phục vụ đại hội đảng các cấp trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Tổng số lượt truy cập: