04/03/2021 14:38
Dự báo thời gian tới bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát triển trên lúa, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón nhiều phân đạm. Do ban ngày nắng nóng, rầy phấn trắng sẽ tiếp tục gây hại và phát triển mật số. Rầy nâu sẽ tiếp tục gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trổ đến trổ chín, nhất là trên những ruộng sạ dày, bón dư phân đạm và gieo trồng giống nhiễm (Jasmine 85, Đài thơm 8, RVT, OM 4900, OM 5451…).
Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đề nghị phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm trồng trọt và BVTV các huyện tiếp tục chỉ đạo nông dân tăng cường thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện dịch hại và có biện pháp phòng trị kịp thời, hiệu quả. Nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời; chỉ phun thuốc BVTV khi mật số rầy cám nở rộ ở tuổi 2-3 với mật số lớn hơn 3 con/tép.
Đối với rầy phấn trắng, nông dân có thể sử dụng các loại thuốc trừ rầy hoặc thuốc BVTV dạng dầu khoáng để phun vào lúc chiều mát vì rầy phấn trắng thường vũ hóa vào lúc xế chiều; hạ vòi phun xuống dưới tán lá lúa để đảm bảo thuốc tiếp xúc được với rầy phấn trắng và bám dính vào mặt dưới của lá nhằm tăng hiệu quả đối với ấu trùng.
Vợ chồng anh Danh Oanh Na, ngụ ấp Trần Tác Chiến, xã Bàn Thạch (Giồng Riềng) thăm ruộng lúa đông xuân 2020-2021.
Trên các trà lúa gieo trồng giống nhiễm, khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm bệnh đạo ôn cổ bông để phòng trị kịp thời, hiệu quả. Khi phát hiện bệnh này cần ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không pha trộn thêm phân bón lá khi phun thuốc phòng trị bệnh và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị phun theo nguyên tắc “4 đúng”. Trong giai đoạn lúa trổ nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa trái mùa có thể phun ngừa bệnh lem lép hạt cho lúa bằng các loại thuốc trừ bệnh phổ rộng khi lúa trổ lác đác (5%) và phun lần 2 khi lúa trổ đều.
Tuần qua, trên diện tích lúa đông xuân 2020-2021 trong tỉnh xuất hiện các đối tượng, sâu bệnh gây hại chủ yếu: Rầy phấn trắng xuất hiện chủ yếu ở huyện Hòn Đất và rải rác ở một số huyện như Giồng Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp và TP. Rạch Giá; lem lép hạt xuất hiện ở hầu hết các huyện trong tỉnh; đạo ôn cổ bông xuất hiện ở các huyện Giồng Riềng, Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương, Tân Hiệp và Gò Quao; rầy nâu xuất hiện ở các huyện Giồng Riềng, Kiên Lương, Gò Quao và TP. Rạch Giá, chủ yếu trên giống lúa thơm Jasmine 85, Đài thơm 8, RVT. Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại khác như đạo ôn lá, sâu cuốn lá, muỗi hành, sâu đục thân, vàng lá chín sớm, vàng lùn, chuột, thối hạt vi khuẩn, đốm vằn… gây hại ở mức độ từ rải rác đến nhẹ.
Tin và ảnh: MINH KHANG
(KGO) - Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Kiên Giang, đợt triều cường tháng 12-2024 sẽ xuất hiện từ ngày 16 đến 18-12, nguy cơ gây ngập úng và mặn xâm nhập vào nội đồng. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang tiến hành vận các cống chống ngập úng và kiểm soát mặn.
Tổng số lượt truy cập: