28/03/2024 17:24
Học viên thảo luận tại khóa tập huấn canh tác lúa thân thiện môi trường.
Tham gia khóa tập huấn, học viên được trang bị kiến thức, đồng thời thảo luận, thao giảng theo 5 chuyên đề: Kỹ thuật canh tác lúa thân thiện mội trường; lợi ích của canh tác lúa thân thiện môi trường; sử dụng rơm rạ; sử dụng hợp lý phân bón; sử dụng nước tưới trong canh tác lúa thân thiện môi trường.
Chương trình tập huấn thuộc dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” do Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tài trợ.
Học viên chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, các chuyên gia về nông nghiệp phụ trách khóa tập huấn.
Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang Đỗ Trần Thịnh cho biết, Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất canh tác lúa lớn hơn 712.856ha/năm, sản lượng 4,4 triệu tấn. Thực hiện đề án sản xuất 1 triệu hecta lúa chuyên canh tác chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Kiên Giang đề ra mục tiêu xây dựng thành công 200.000ha lúa chất lượng cao.
“Khóa tập huấn nhằm trang bị kiến thức cho cán bộ hội, các giám đốc, phó giám đốc hợp tác xã nông nghiệp tham gia dự án có thêm kiến thức về canh tác lúa theo hướng hưu cơ, quy trình canh tác thân thiện môi trường. Từ đó, về chia sẻ, truyền đạt lại cho hội viên, nông dân địa phương, góp phần thực hiện thành công đề án của chính phủ và kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh”, đồng chí Đỗ Trần Thịnh nói.
Tin và ảnh: ĐẶNG LINH
(KGO) - Tại hội thảo bàn giải pháp hỗ trợ mô hình, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sáng 14-10 do Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang tổ chức, nhiều chủ thể OCOP đề xuất được các ngân hàng hỗ trợ vay vốn từ 50 triệu đến 10 tỷ đồng để đầu tư công nghệ, máy móc, nhà xưởng, thiết bị phục vụ, mở rộng vùng nguyên liệu.
Tổng số lượt truy cập: