01/02/2024 14:13
Cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang kiểm tra mật độ rầy phấn trắng trên ruộng.
Ông Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Phòng kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang cho biết do thời tiết nắng nóng kết hợp độ ẩm cao tạo điều kiện cho rầy phấn trắng phát triển và gây thiệt hại mạnh, nhất là các đồng lúa gieo sạ dày, bón thừa phân đạm...
Hiện tổng diện tích lúa nhiễm rầy phấn trắng 17.839ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 10.927ha, nhiễm trung bình 6.055ha, nhiễm nặng 857ha; tuổi rầy từ 1 đến trưởng thành; xuất hiện ở các huyện Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương và rải rác ở một số huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Rạch Giá, Tân Hiệp.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, để phòng trị rầy phấn trắng đạt hiệu quả cao, nông dân nên thăm đồng kiểm tra, quan sát kỹ cây lúa, kiểm tra mặt dưới lá để phát hiện ấu trùng rầy, từ đó đưa ra biện pháp phòng trị, chọn mua đúng loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị rầy phấn trắng, phun xịt đúng cách, đúng liều, hạ vòi phun dưới tán lá để hiệu quả phun xịt được cao.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang khuyến cáo nông dân bón phân cân đối, chăm sóc cây lúa phát triển tốt, giúp cây tăng sức chống chịu. Khi lúa bị nhiễm nặng cần giữ mực nước ổn định trong ruộng lúa để giúp cây lúa nhanh hồi phục. Tiến hành phun thuốc khi rầy phấn trắng có mật số cao (khoảng 15-20 con/dảnh hoặc 5 ấu trùng/lá) bằng một trong các loại thuốc đặc trị rầy phấn trắng.
Theo dự báo chi cục, những ngày tới, rầy phấn trắng có khả năng phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nắng nóng và tán lá lúa rậm rạp (giai đoạn từ đứng cái, làm đòng trở về sau).
Tin và ảnh: HẢI ĐĂNG
(KGO) - Ngày 8-9, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang tổ chức khai trương cửa hàng trưng bày sản phẩm OCOP Kiên Giang (điểm số 2) tại nhà hàng Gió Biển, TP. Rạch Giá.
Tổng số lượt truy cập: