02/02/2024 14:43
Giám đốc Hợp tác xã nông dân sáng tạo Lê Quốc Việt và các thành viên hợp tác xã thu hoạch lúa mùa bằng phương pháp thủ công.
Các giống lúa mùa được chứng nhận hữu cơ gồm Nàng Thơm cồn Vĩnh Quới, Tàu Hương, TV2-Tư Việt 2 (gạo lứt đỏ) và Châu Hồng Vỏ.
Đây là chứng nhận quá trình trồng, xay xát, bao gói lúa mùa truyền thống của Hợp tác xã nông dân sáng tạo với tổng sản lượng lúa dự kiến 30 tấn/năm tương đương 15 tấn gạo/năm được sản xuất phù hợp theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-5:2018.
Theo ông Lê Quốc Việt, toàn bộ diện tích canh tác của Hợp tác xã nông dân sáng tạo chỉ trồng một vụ/năm, mô hình lúa - tôm, không sử dụng phân bón, thuốc hoá học. Ngoài diện tích 2,5ha lúa mùa của gia đình tại khu phố Minh Phú, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (Kiên Giang), ông Việt còn liên kết với các thành viên hợp tác xã trồng lúa mùa tại khu vực nuôi tôm thuộc cồn Vĩnh Quới, xã Vĩnh Hòa Phú.
Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 2 năm. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, Hợp tác xã nông dân sáng tạo được phép sử dụng các giấy chứng nhận số CN 51-21/BNN HC 024.23.01 và dấu hữu cơ.
Tin và ảnh: ĐẶNG LINH
(KGO) - Tại hội thảo bàn giải pháp hỗ trợ mô hình, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sáng 14-10 do Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang tổ chức, nhiều chủ thể OCOP đề xuất được các ngân hàng hỗ trợ vay vốn từ 50 triệu đến 10 tỷ đồng để đầu tư công nghệ, máy móc, nhà xưởng, thiết bị phục vụ, mở rộng vùng nguyên liệu.
Tổng số lượt truy cập: