17/07/2024 08:43
Trình diễn máy sạ cụm tại lễ khởi động đề án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) để thực hiện thí điểm áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp với diện tích 50ha trong vụ lúa thu đông 2024.
Thành viên hợp tác xã được tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất gồm: Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, gieo sạ đến thu hoạch; quản lý nước tối đa bằng việc áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, giảm phát thải; quản lý dịch hại tổng hợp, tối đa bảo tồn đa dạng sinh học, giảm độc hại môi trường, không dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm gạo; áp dụng bón phân theo vùng chuyên biệt, sử dụng phân bón hữu cơ; quản lý rơm rạ theo nguyên lý nông nghiệp tuần hoàn, thu rơm rạ ra khỏi đồng làm nấm rơm, thức ăn cho gia súc, phân hữu cơ.
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) lắp đặt thiết bị quan trắc mực nước trên đồng ruộng.
Tháng 8-2024, tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai 1 mô hình thí điểm 10ha trên diện tích lúa - tôm tại huyện An Minh. Từ nay đến cuối năm 2024, tỉnh sẽ triển khai thêm 10 mô hình thí điểm tất cả các huyện còn lại, mở 1 lớp giảng viên TOT, tổ chức 120 lớp tập huấn, cố gắng hoàn thành trong quý III-2024.
Tỉnh Kiên Giang đăng ký tham gia đề án 1 triệu ha với diện tích 200.000ha. Theo đó, giai đoạn 1, năm 2024 là 60.000ha, bao gồm 24.738ha thực hiện dự án VnSAT và đến năm 2025 đạt 100.000ha. Giai đoạn 2 (2026-2030) phấn đấu đạt 200.000ha.
Các hợp tác xã của 12 huyện, thành phố tham gia dự án, gồm: Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và Rạch Giá.
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Kiên Giang, đợt triều cường tháng 12-2024 sẽ xuất hiện từ ngày 16 đến 18-12, nguy cơ gây ngập úng và mặn xâm nhập vào nội đồng. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang tiến hành vận các cống chống ngập úng và kiểm soát mặn.
Tổng số lượt truy cập: