07/05/2023 10:33
Nông dân và kỹ sư đánh giá bệnh trên trà lúa hè thu ở huyện Tân Hiệp.
Đến nay, tỉnh Kiên Giang xuống giống hơn 124.000ha lúa hè thu, chiếm 44,36% so kế hoạch; tập trung ở các huyện Giang Thành, Giồng Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn Đất, Gò Quao và TP Rạch Giá.
Tuần qua, thời tiết diễn biến thất thường, mưa, dông rải rác vào ban đêm, nhiệt độ ban ngày cao, nắng gắt, tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh phát triển. Hiện toàn tỉnh có hơn 4.600ha lúa nhiễm sâu bệnh, tăng 2.100ha so tuần trước, trong đó đáng chú ý là bệnh vàng lùn.
Sâu bệnh xuất hiện chủ yếu trên trà lúa gieo sạ trước lịch thời vụ khuyến cáo, cuối tháng 2 đến đầu tháng 3-2023, trên giống lúa OM 5451, IR 50404, giai đoạn sinh trưởng làm đòng, đòng trổ.
Giồng Riềng là địa phương có nhiều diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn với hơn 3.600ha. Thạc sĩ Lê Quang Trung - Trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Giồng Riềng cho biết trong tổng số diện tích nhiễm bệnh có hơn 600ha ở mức độ nặng, tập trung trên giống lúa OM 5451 gieo sạ trước lịch thời vụ mà ngành chuyên môn khuyến cáo.
Kỹ sư và nông dân kiểm tra mật độ rầy nâu.
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Giồng Riềng đã cử cán bộ điều tra mức độ nhiễm bệnh, báo cáo về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang; đồng thời thông báo đến các xã, thị trấn khuyến cáo nông dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu, nhổ bỏ lúa nhiễm bệnh để tránh lây lan ra trà lúa khác.
Để hạn chế tối đa thiệt hại cho trà lúa này, thạc sĩ Lê văn Đá - Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang đề nghị các địa phương có xuất hiện bệnh vàng lùn theo dõi sát diễn biến rầy nâu vào đèn; chủ động phòng ngừa, hạn chế việc truyền bệnh cho trà lúa mới sạ. Nông dân cần tuân thủ lịch gieo sạ của ngành nông nghiệp đia phương khuyến cáo.
Hiện tỉnh Kiên Giang còn khoảng 150.000ha lúa hè thu chưa xuống giống. Những diện tích này sẽ được gieo sạ vào đợt 3 và đợt 4 từ ngày 10-5 đến 20-6-2023.
Tin và ảnh: HẢI ĐĂNG
(KGO) - Năm 2025, tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí CO2, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Tổng số lượt truy cập: