07/06/2021 09:38
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI ỒN ĐỊNH
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước; hơn 60.176 con gia súc mắc bệnh, 9.539 con gia súc đã chết và tiêu hủy. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Poxviridae, có thể gây chết trâu, bò. Virus này không gây bệnh cho người.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng muỗi, ve, ruồi cắn, đốt; do tiếp xúc giữa con vật bệnh và con vật khỏe. Bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, máng uống, khu vực chăn thả, sữa, tinh dịch. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 - 14 ngày.
Triệu chứng chính gồm: Trâu, bò sốt cao trên 410C, bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần 2 - 5cm, nhất là vùng da đầu, cổ, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.
Hiện tổng đàn trâu, bò của Kiên Giang có khoảng 14.634 con; trong đó, đàn trâu 4.186 con, đàn bò 10.448 con, tập trung chủ yếu tại các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Gò Quao và TP. Hà Tiên. Đa phần chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình dưới hình thức chăn thả, nuôi vỗ béo để lấy thịt.
Qua giám sát dịch tễ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đến nay Kiên Giang chưa phát hiện trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh có biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm da nổi cục hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của tỉnh phát triển ổn định.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, thực hiện Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY, ngày 9-12-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục, tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh nhanh chóng triển khai tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường khu vực chuồng trại chăn nuôi gia súc, điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật.
Đàn bò của gia đình ông Huỳnh Văn Cảy, ngụ ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) được nuôi trong chuồng trại có giăng mùng hạn chế côn trùng cắn lây nhiễm virus gây bệnh viêm da nổi cục.
Các địa phương phối hợp trạm chăn nuôi thú y tuyên truyền về mức độ nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết, nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đề người dân nắm, khai báo khi nhận thấy trâu, bò có dấu hiệu của bệnh. Các trạm kiểm dịch động vật tại cửa khẩu Giang Thành, Hà Tiên kiểm soát chặt chẽ, ngăn chăn triệt để việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu vào tỉnh, khử trùng triệt để phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua biên giới.
Ông Huỳnh Văn Cảy, ngụ ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái (Hòn Đất) cho biết: “Đây là loại bệnh mới phát sinh trên gia súc, để chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục cho đàn bò, tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, chuồng trại có mùng để hạn chế ruồi, muỗi đốt. Đàn bò được tắm 2 lần/ngày, hạn chế chăn thả ngoài đồng”.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, ngoài thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiện tại, tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đánh giá, công bố và khuyến cáo sử dụng chủng loại vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò hiệu quả để tỉnh chủ động bố trí nguồn lực, nhân lực tổ chức thực hiện; bổ sung bệnh viêm da nổi cục vào danh mục các bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm phải công bố dịch để giúp tỉnh thuận lợi hơn trong chỉ đạo phòng, chống dịch và hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục gây ra.
Bài và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang phối hợp tạo điều kiện cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao...
Tổng số lượt truy cập: