Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Kinh tế Nông nghiệp

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Gò Quao tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất

11/05/2020 14:31

(KGO) - Gắn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Gò Quao đẩy mạnh công tác quy hoạch, tái cơ cấu, thúc đẩy nông nghiệp huyện phát triển khá toàn diện.

PHÁT HUY THẾ MẠNH TỪNG TIỂU VÙNG

Đồng chí Lê Hữu Toàn - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, nguyên Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao cho biết: “Mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp là mang đến hiệu quả cao hơn cho nông dân, làm sao trên một diện tích lợi ích mang đến phải cao hơn trước nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân”. 

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, đến nay, huyện hình thành các vùng sản xuất theo quy hoạch tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tập trung bố trí cây trồng, vật nuôi chủ lực, có thế mạnh như vùng sản xuất lúa giống; vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn mô hình cánh đồng lớn liên kết tiêu thụ sản phẩm, phục vụ yêu cầu chế biến và xuất khẩu; vùng sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ; vùng sản xuất chuyên canh cây khóm; vùng nuôi tôm nước lợ trong mô hình tôm - lúa... với tổng diện tích trên 22.400ha.

Huyện tập trung xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi để từng bước giúp nông dân tăng khả năng cạnh tranh và phục vụ tốt nhu cầu thị trường, tiến dần tới xây dựng thương hiệu nông sản. Các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đặc trưng, có thương hiệu ở Gò Quao như sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đan đát lục bình, tôm sú sạch trong mương khóm, lúa cấy bệ trong mương khóm… Đồng chí Lê Hữu Toàn nói: “Qua 4 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện cơ bản phù hợp. Huyện từng bước định hướng sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch đề ra, hạn chế sản xuất phát sinh ngoài quy hoạch, giảm diện tích sản xuất lúa vụ 3 ở những địa bàn kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế như hồ tiêu, cây ăn trái, khóm... góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế”.

LIÊN KẾT TIÊU THỤ  SẢN PHẨM

Xác định lúa, khóm, tiêu, trái cây và tôm nước lợ là những sản phẩm cần tập trung phát triển, huyện xây dựng các vùng sản xuất sản phẩm mang tính chủ lực của huyện gắn xây dựng nhãn hiệu tập thể, từng bước xây dựng thương hiệu. Đến nay, toàn huyện có trên 50ha trồng khóm, 20ha cây hồ tiêu đạt chứng nhận VietGAP; 9,5ha cây hồ tiêu đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ… Huyện ký kết ghi nhớ hợp tác 5 năm 2018-2022 với doanh nghiệp đầu tư liên kết tiêu thụ sản phẩm tiêu hữu cơ trên địa bàn 2 xã Vĩnh Hòa Hưng Nam và Vĩnh Hòa Hưng Bắc, nâng cao chất lượng, giá trị hồ tiêu.

Năm 2016, gia đình ông Nguyễn Văn Liêm, ngụ ấp 1, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (Gò Quao) trồng 2ha tiêu, đầu ra bấp bênh. Đến năm 2017, ông tham gia tổ hợp tác trồng tiêu hữu cơ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sinh học tự nhiên Phú Quốc bao tiêu sản phẩm. “Hiện giá tiêu thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, tham gia tổ hợp tác bao tiêu sản phẩm nên tôi rất yên tâm về đầu ra, giá cả ổn định, cao hơn thị trường, đảm bảo có lãi. Mỗi năm gia đình tôi lãi khoảng 100 triệu đồng, kinh tế gia đình cải thiện đáng kể”, ông Liêm nói. 

Hôm nay, 11-5, Chi bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đại hội đánh giá kết quả nhiệm kỳ 2015-2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025.

Canh tác hơn 1ha đất ruộng nhưng năng suất đạt thấp, đầu ra lại không ổn định nên kinh tế gia đình ông Dương Minh Thông, ngụ xã Định An (Gò Quao) gặp không ít khó khăn. Từ khi tham gia Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Thuận, ông Thông được tập huấn khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ vốn, cơ giới hóa sản xuất nên đời sống ngày càng ổn định. “Lúc trước làm ruộng tôi lo nhất đầu ra. Có những năm lúa được phơi khô nhưng vẫn bị thương lái ép giá hoặc không mua. Từ khi tham gia hợp tác xã thì khỏe lắm, bơm tưới, gieo sạ, thu hoạch đều đồng loạt, đồng thời đầu ra được bao tiêu sản phẩm nên tôi rất yên tâm sản xuất. Hiện trung bình mỗi năm lãi khoảng 40 triệu đồng, cao gấp đôi lúc chưa vào hợp tác xã”, ông Thông nói. Hiện toàn huyện có 36 hợp tác xã nông nghiệp với 1.256 thành viên, tổng diện tích trên 2.000ha; có 398 tổ hợp tác, thu hút trên 7.300 hộ tham gia; tổ chức liên kết bao tiêu hơn 20% sản lượng lúa.

MI NI 

Tin cùng mục

Nông dân Kiên Giang xuống giống vụ thu đông từ ngày 1-7

Nông dân Kiên Giang xuống giống vụ thu đông từ ngày 1-7

Người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025 phòng ngừa dịch hại phát sinh

(KGO) - Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang, để phòng ngừa dịch hại phát sinh và lây lan, ảnh hưởng đến năng suất lúa, Sở Nông nghiệp và Môi trường khuyến cáo người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025.

  • Vĩnh Thuận thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
    Vĩnh Thuận thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
  • Ứng dụng cao nghệ cao, hướng đến sản xuất tôm an toàn, bền vững
    Ứng dụng cao nghệ cao, hướng đến sản xuất tôm an toàn, bền vững
  • Chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo an tín dụng 142 triệu đồng cho nông dân Giang Thành
    Chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo an tín dụng 142 triệu đồng cho nông dân Giang Thành
  • Huyện Vĩnh Thuận có 27 hợp tác xã, 76 tổ hợp tác
    Huyện Vĩnh Thuận có 27 hợp tác xã, 76 tổ hợp tác

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình An Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: