Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Kinh tế Nông nghiệp

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Canh tác lúa thông minh giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận

02/06/2022 09:41

(KGO) - Canh tác lúa thông minh là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại Kiên Giang, mô hình này giúp nông dân giảm chi phí và tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, thời tiết bất thường, giá vật tư nông nghiệp tăng cao như hiện nay, mô hình canh tác lúa thông minh đã và đang là giải pháp phù hợp để nông dân sản xuất lúa vượt qua khó khăn, thách thức để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tại Kiên Giang, vụ đông xuân 2021-2022, chương trình canh tác lúa thông minh được triển khai tại các huyện Hòn Đất, Gò Quao, Giang Thành và Tân Hiệp.

Tham gia chương trình canh tác lúa thông minh, nông dân được tập huấn, hướng dẫn rất kỹ từ khâu làm đất, quản lý nước tưới, quản lý dịch hại tổng hợp để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng giống gieo sạ, bón phân theo quy trình, thu hoạch lúa đúng độ chín… Ngoài tập huấn chuyển giao các quy trình canh tác lúa thông minh, chương trình còn hỗ trợ đầu tư các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ cho việc quản lý dịch hại, sâu bệnh, quản lý nguồn nước khi sản xuất lúa, giúp nông dân chủ động trong sản xuất.

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ lắp đặt 8 trạm quan trắc môi trường nước tự động, 7 ống cảm biến khô ướt xen kẽ tại 2 huyện Gò Quao và Hòn Đất, giúp báo mực nước trong ruộng, thông báo độ mặn, độ pH, nhiệt độ để nông dân chủ động trong việc cung cấp nước cho ruộng lúa. Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn hỗ trợ thiết bị giám sát sâu rầy thông minh cảm biến, giúp nông dân nhận biết được mật độ sâu rầy để có hướng phòng trị thích hợp, hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Theo đồng chí Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, mô hình canh tác lúa thông minh giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp đầu tư nhiều để đạt năng suất cao. Nhiều nông dân đã chuyển sang làm kinh tế nông nghiệp, tính toán chi phí hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao thông qua việc tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật kết hợp ứng dụng công nghệ 4.0 vào canh tác lúa.

Trạm quan trắc cảm biến sâu rầy được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lắp đặt phục vụ sản xuất lúa thông minh tại Hợp tác xã nông nghiệp Kênh 7A, xã Thạnh Đông A (Tân Hiệp).

Vụ lúa đông xuân 2021-2022, Hợp tác xã nông nghiệp Kênh 7A, xã Thạnh Đông A (Tân Hiệp) có 132ha tham gia chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Hợp tác xã được tiếp nhận một trạm dự báo sâu bệnh thông minh, một trạm cảm biến bơm tát thông minh. Bên cạnh đó, thành viên được tập huấn và áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác như thực hiện giảm lượng giống gieo sạ, thực hiện gieo sạ bằng máy sạ cụm, kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, thực hiện kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ, sử dụng phân bón tiết kiệm.

Mô hình canh tác lúa thông minh giúp nông dân tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao lợi nhuận trong vụ đông xuân trước tình hình giá vật tư nông nghiệp, phân bón tăng cao.

Ông Đỗ Duy Nguyện - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kênh 7A cho biết: “Bây giờ, tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng tiên tiến hơn, nông dân làm lúa khỏe lắm, không cần ra đồng, ngồi tại nhà dùng điện thoại thông minh có cài sẵn ứng dụng theo dõi dịch hại trên đồng vẫn có thể biết được tình hình sâu bệnh trên ruộng, từ đó có hướng điều trị bệnh phù hợp, tránh tình trạng phun thuốc không đúng cách, không đúng thời điểm, gây lãng phí lại không hiệu quả. Ngoài ra, mô hình canh tác lúa thông minh giúp nông dân thay đổi nhận thức, áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để tính toán chi phí sản xuất phù hợp như giảm lượng giống còn 8-10kg/công, sử dụng máy sạ lúa theo bụi…Vụ lúa đông xuân 2021-2022, ước tính nông dân giảm khoảng 40% chi phí lúa giống, giảm hơn 30% chi phí phân bón, chi phí bơm tưới, giảm khoảng 50% chi phí phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, lợi nhuận bình quân đạt 40-45 triệu đồng/ha”.

Bài và ảnh: THÙY TRANG

Tin cùng mục

Nông dân Kiên Giang xuống giống vụ thu đông từ ngày 1-7

Nông dân Kiên Giang xuống giống vụ thu đông từ ngày 1-7

Người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025 phòng ngừa dịch hại phát sinh

(KGO) - Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang, để phòng ngừa dịch hại phát sinh và lây lan, ảnh hưởng đến năng suất lúa, Sở Nông nghiệp và Môi trường khuyến cáo người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025.

  • Vĩnh Thuận thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
    Vĩnh Thuận thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
  • Ứng dụng cao nghệ cao, hướng đến sản xuất tôm an toàn, bền vững
    Ứng dụng cao nghệ cao, hướng đến sản xuất tôm an toàn, bền vững
  • Chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo an tín dụng 142 triệu đồng cho nông dân Giang Thành
    Chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo an tín dụng 142 triệu đồng cho nông dân Giang Thành
  • Huyện Vĩnh Thuận có 27 hợp tác xã, 76 tổ hợp tác
    Huyện Vĩnh Thuận có 27 hợp tác xã, 76 tổ hợp tác

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình An Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: