11/09/2023 16:10
Anh Đỗ Trí Hùng, nhà nông hiện canh tác lúa tại xã Đông Thuận, huyện Thới Lai; là nông dân cầu tiến, anh luôn chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào canh tác lúa nhằm đạt năng suất và chất lượng tối ưu, bảo vệ sức khỏe và môi trường sinh thái.
Anh Hùng áp dụng thí điểm mô hình ForwardFarm trên 1,5 ha thuộc dự án ForwardFarming dưới sự hợp tác của Bayer Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các đối tác trong chuỗi giá trị gồm Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Dịch Vụ Sài Gòn Kim Hồng, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.
Nhà nông Đỗ Trí Hùng (sau) tâm đắc về kết quả đạt được khi áp dụng mô hình ForwardFarm.
Tại lễ ra mắt ForwardFarming Cần Thơ, anh Hùng chia sẻ: “ForwardFarming đã giúp tôi biết áp dụng giải pháp tiên tiến vào sản xuất. So với phương thức canh tác cũ, tôi sạ khoảng 20-25kg lúa giống/công, bón 50kg phân, xịt từ 3-4 lần thuốc, khi áp dụng chương trình ForwardFarming, lượng giống chỉ 12kg/công, lúa sạ thưa hạn chế được sâu bệnh, tránh tình trạng đổ ngã, lượng phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng cũng ít hơn. So với sạ lúa truyền thống, chương trình ForwardFarming giúp nông dân tiết kiệm từ 30-40% chi phí sản xuất”.
Hiện Tập đoàn Bayer có mạng lưới gồm 26 mô hình ForwardFarm tại 13 nước trên thế giới, Việt Nam là quốc gia thứ 14 và đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á triển khai mô hình này.
Tham gia chương trình ForwardFarming, các nhà nông có thể khai thác ứng dụng các kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao năng suất. Giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến nông nghiệp, giảm tác động đến môi trường khi sử dụng các giải pháp bảo vệ thực vật. Thúc đẩy đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đây là một phần quan trọng trong cam kết của Bayer với việc tiên phong hướng đến nền nông nghiệp tái tạo trong tương lai.
Các đại diện Bayer, đối tác và nhà nông tham quan ruộng thí điểm mô hình ForwardFarm.
Stacy Markovich - Giám đốc Nhánh Khoa học Cây trồng khu vực Đông Nam Á và Pakistan của Bayer phát biểu tại sự kiện: “Thông qua việc thấu hiểu những thách thức của nhà nông và đầy mạnh hợp tác chặt chẽ với các nông hộ nhỏ, với sáng kiến ForwardFarming, chúng tôi mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài, hỗ trợ nông dân tiếp cận kiến thức và giải pháp canh tác tiến bộ nhằm gia tăng thu nhập. Chúng tôi cam kết phát triển bền vững bằng việc ứng dụng các thực hành canh tác toàn diện hướng đến nông nghiệp tái sinh, vừa giúp nâng cao đời sống nông dân đồng thời vừa bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Chương trình ForwardFarming tại Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững với ba nội dung chính: Chăm sóc mùa vụ với giải pháp bội thu Much More Rice được thiết kế phù hợp với tập quán canh tác của nông dân địa phương, đặc biệt nhấn mạnh các thực hành hướng đến nông nghiệp bền vững và nông nghiệp tái sinh trong tương lai; bảo vệ sức khỏe con người và tự nhiên với việc khuyến khích và tập huấn cho nhà nông chủ động canh tác có trách nhiệm nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho chính mình và môi trường xung quanh; thúc đẩy hợp tác cùng phát triển thông qua việc kết nối nhiều đối tác trong chuỗi giá trị nhằm cung cấp giải pháp toàn diện cho nhà nông.
Các đại biểu trong phần thảo luận tại lễ ra mắt dự án ForwardFarming.
Tiến Sĩ Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Hiện nay, việc sản xuất lúa gạo theo hướng xanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh đang là mục tiêu chung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng một chương trình hướng tới 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh cho đồng bằng sông Cửu Long. Với mục tiêu này, chương trình ForwardFarming của Bayer Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ra mắt, góp phần đánh dấu bước ngoặc quan trọng của ngành hàng lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung”.
Bên cạnh việc triển khai mô hình canh tác hiện đại, dự án ForwardFarming còn hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cho nhà nông thông qua các chương trình tập huấn kỹ thuật và phổ biến các phương pháp canh tác bền vững, giảm phát thải nhà kính, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm.
Với sự đồng hành của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đến nay, dự án đã tập huấn cho 2.000 nhà nông tại TP. Cần Thơ. Thêm vào đó, dự án còn đặc biệt chú trọng đến vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp, thể hiện qua các chuyên đề tập huấn dành riêng cho hơn 500 nữ nông dân như phương pháp chủ động kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng thai kỳ, chăm sóc các vấn đề da liễu thường gặp...
Bài và ảnh: ĐẶNG LINH
(KGO) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang phối hợp tạo điều kiện cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao...
Tổng số lượt truy cập: