Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Khoa học - Công nghệ

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Thêm một tuyến cáp quang biển tại Việt Nam gặp sự cố

05/12/2024 14:28

(KGO) - Trong khi lịch sửa tuyến cáp AAE-1 tiếp tục bị lùi sang tháng 12, một tuyến cáp quang biển khác là APG vừa gặp sự cố ảnh hưởng nhất định đến chất lượng Internet đi quốc tế.

Đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet - ISP tại Việt Nam cho biết, từ 13 giờ ngày 29-11, tuyến cáp quang biển quốc tế APG bị lỗi trên nhánh S8 gần Thái Lan, gây gián đoạn toàn bộ kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến.

Đại diện ISP chia sẻ thêm, thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân của sự cố mới xảy ra trên tuyến cáp biển APG và cũng chưa có kế hoạch dự kiến về thời điểm sửa lỗi.

Trong khi đó, một tuyến cáp quang biển quốc tế khác là AAE-1 cũng đang gặp sự cố, chưa khôi phục được hoàn toàn dung lượng kết nối trên tuyến. Cụ thể, hồi tháng 5-2024, tuyến AAE-1 bị lỗi trên 2 nhánh là S1H3 giữa trạm cập bờ Campuchia với Việt Nam và S1H5 hướng kết nối đi Singapore.

Sau đó, sự cố trên nhánh S1H3 của tuyến cáp biển AAE-1 đã được khắc phục xong vào cuối tháng 9-2024. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, lỗi rò nguồn trên nhánh S1H5 đã hơn 3 lần bị lùi kế hoạch sửa chữa.

Ảnh minh hoạ. 

Lịch gần nhất các nhà mạng Việt Nam được thông báo là dự kiến ngày 5-12-2024 sẽ khôi phục hoàn toàn dung lượng kết nối trên tuyến AAE-1.

Như vậy, thời điểm hiện tại, có 2/5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, đang gặp sự cố. Theo một chuyên gia, mức độ ảnh hưởng của các ISP tại Việt Nam sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào dung lượng 2 tuyến APG và AAE-1 mà họ sử dụng.

Việt Nam hiện khai thác 5 tuyến cáp quang biển quốc tế gồm AAG, AAE-1, APG, SMW3 và IA với tổng dung lượng đang sử dụng hơn 20 Tbps, và tổng dung lượng khả dụng là 34Tbps. Toàn bộ các tuyến cáp biển này đều kết nối ra phía Đông qua Biển Đông từ 6 trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng, Quy Nhơn và Vũng Tàu.

Về điểm kết nối, 90% dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam là tới các hub lớn trong khu vực châu Á và 10% còn lại kết nối tới các hub thuộc châu Âu và Mỹ.

Đáng chú ý, các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam đang sử dụng, trung bình mỗi năm gặp 15 sự cố. Giai đoạn trước năm 2022, thời gian sửa chữa cáp biển kéo dài từ 1-2 tháng/sự cố. Từ năm 2022 đến nay, thời gian khắc phục sự cố cáp biển đã kéo dài hơn.

Chia sẻ tại Internet Day 2024 diễn ra mới đây, đại diện Cục Viễn thông chỉ rõ một trong những định hướng lớn đã được xác định tại chiến lược hạ tầng số của Việt Nam là đảm bảo thông tin liên lạc và trao đổi dữ liệu toàn cầu.

Cụ thể, để đảm bảo thông tin liên lạc và trao đổi dữ liệu toàn cầu, trong năm 2025, Việt Nam sẽ đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác, đồng thời dự kiến bổ sung tối thiểu 8 tuyến cáp biển vào năm 2030, nâng tổng dung lượng thiết kế đáp ứng yêu cầu dự phòng tối thiểu "1+2".

Theo Vietnamplus

  • Từ khóa:
  • cáp quang biển
  • internet đi quốc tế
  • tuyến cáp AAE-1
  • tuyến AAE-1
  • ISP tại Việt Nam

Tin cùng mục

Nền tảng Blockchain quốc gia: Hạ tầng mới của chủ quyền số Việt Nam

Nền tảng Blockchain quốc gia: Hạ tầng mới của chủ quyền số Việt Nam

Đức xem xét loại bỏ DeepSeek khỏi kho ứng dụng do lo ngại bảo mật dữ liệu

(KGO) - Nhà chức trách Đức đang xem xét loại bỏ ứng dụng AI DeepSeek khỏi các kho ứng dụng lớn do lo ngại dữ liệu người dùng bị lưu trữ tại Trung Quốc và không đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật của EU.

  • Google sẽ trình làng ứng dụng mới về thử trang phục ảo
    Google sẽ trình làng ứng dụng mới về thử trang phục ảo
  • Phát hiện phần mềm gián điệp mới nhắm vào người trên App Store và Google Play
    Phát hiện phần mềm gián điệp mới nhắm vào người trên App Store và Google Play
  • Sáp nhập Vinaphone và VNPT-Media vào Tập đoàn VNPT
    Sáp nhập Vinaphone và VNPT-Media vào Tập đoàn VNPT
  • Ứng dụng nhắn tin WhatsApp bị cấm trên các thiết bị của Hạ viện Mỹ
    Ứng dụng nhắn tin WhatsApp bị cấm trên các thiết bị của Hạ viện Mỹ

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình An Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: