Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Khoa học - Công nghệ

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Chiêu trò lừa đảo được cảnh báo nhiều lần nhưng nhiều người vẫn sa bẫy

08/04/2023 10:46

(KGO) - Dù liên tục được cảnh báo, phương thức lừa đảo này vẫn khiến nhiều người sa vào cạm bẫy của đối tượng xấu.

Thời gian gần đây, thông qua mạng xã hội, nhiều người dùng phản ánh nhận được nhiều tin nhắn từ ngân hàng với nội dung bất thường. Những tin nhắn này xuất hiện cùng luồng hội thoại với các tin nhắn trước đây của ngân hàng, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là những tin nhắn hợp lệ. 

Nội dung tin nhắn liên tục được biến tấu, nhưng thường có nội dung cảnh báo về giao dịch bất thường hoặc vấn đề bảo mật, tạo sự lo âu cho người dùng. Những ví dụ tin nhắn phổ biến thường gặp là "Tài khoản của bạn đã đăng ký chương trình quảng cáo trên TikTok", "Tài khoản được đăng nhập trên thiết bị lạ" hay "Tài khoản của quý khách đã bị khóa". Kèm theo tin nhắn là một đường link, dụ dỗ người dùng kiểm tra hoặc hủy giao dịch lạ.

Một vài ví dụ về những đoạn tin nhắn lừa đảo.

Khi truy cập đường link này, người dùng sẽ bị đánh lừa đăng nhập vào website với giao diện giống hệt website chính thống của ngân hàng, nhưng thực chất là cạm bẫy được đối tượng xấu dựng lên để thu thập thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.

Khi đã có trong tay mật khẩu, đối tượng xấu dễ dàng đăng nhập và đánh cắp toàn bộ số tiền trong tài khoản. Đã ghi nhận không ít vụ việc nạn nhân bị đánh cắp tới hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng sau khi bị đối tượng xấu kiểm soát tài khoản.

Trái: Giao diện website giả mạo Vietcombank do đối tượng xấu xây dựng. Phải: Màn hình đăng nhập của ứng dụng chính thức của ngân hàng Vietcombank.

Là một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến nhất, gây hậu quả nghiêm trọng và liên tục được truyền thông và cộng đồng cảnh báo, giả mạo SMS Brandname vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Với hình thức này, đối tượng xấu sẽ vận hành trạm thu phát sóng di động, tương tự như nhà mạng nhưng với quy mô nhỏ hơn. Sau đó, tin nhắn SMS giả mạo sẽ được gửi tới những thuê bao trong phạm vi hẹp (bán kính khoảng 1-2km). Vì vậy, khi nhận được tin nhắn giả mạo ngân hàng, vị trí của đối tượng lừa đảo thực tế không quá cách xa so với người dùng.

Để bảo vệ tài sản, người dân tuyệt đối không nhấn vào các đường link, cũng như đăng nhập tài khoản vào các website lạ. Thay vào đó, để giao dịch hay tra soát, người dùng chỉ nên thực hiện qua ứng dụng chính thức của ngân hàng, được tải về từ hai kho ứng dụng chính thống App Store (iPhone) và Play Store (Android).

Trường hợp bất ngờ được tin nhắn với nội dung cảnh báo bảo mật hoặc giao dịch lạ, người dân nên liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng để làm rõ.

Theo thethaovanhoa.vn

  • Từ khóa:
  • mạng xã hội
  • tin nhắn lừa đảo
  • SMS Brandname
  • website giả mạo

Tin cùng mục

Nền tảng Blockchain quốc gia: Hạ tầng mới của chủ quyền số Việt Nam

Nền tảng Blockchain quốc gia: Hạ tầng mới của chủ quyền số Việt Nam

Đức xem xét loại bỏ DeepSeek khỏi kho ứng dụng do lo ngại bảo mật dữ liệu

(KGO) - Nhà chức trách Đức đang xem xét loại bỏ ứng dụng AI DeepSeek khỏi các kho ứng dụng lớn do lo ngại dữ liệu người dùng bị lưu trữ tại Trung Quốc và không đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật của EU.

  • Google sẽ trình làng ứng dụng mới về thử trang phục ảo
    Google sẽ trình làng ứng dụng mới về thử trang phục ảo
  • Phát hiện phần mềm gián điệp mới nhắm vào người trên App Store và Google Play
    Phát hiện phần mềm gián điệp mới nhắm vào người trên App Store và Google Play
  • Sáp nhập Vinaphone và VNPT-Media vào Tập đoàn VNPT
    Sáp nhập Vinaphone và VNPT-Media vào Tập đoàn VNPT
  • Ứng dụng nhắn tin WhatsApp bị cấm trên các thiết bị của Hạ viện Mỹ
    Ứng dụng nhắn tin WhatsApp bị cấm trên các thiết bị của Hạ viện Mỹ

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình An Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: