29/08/2024 11:05
Gia cảnh khó khăn nhưng Vy luôn được sống trong tình yêu thương và sự dạy dỗ của ngoại là bà Nguyễn Thị Mum. “Học để làm người, học để thoát nghèo; lời ngoại dạy em luôn ghi nhớ nên từ nhỏ em luôn chăm chỉ học tập, chỉ mong sau này có công việc ổn định báo hiếu cho ngoại”, Vy nói.
Ông Lưu Văn Đức (58 tuổi), ba của Vy làm nghề ngư phủ nên ít về nhà. Mẹ của Vy, bà Nguyễn Thị Tú Trinh (51 tuổi) phụ việc nhà tại TP. Hồ Chí Minh. Nhờ có ngoại động viên, chăm sóc nên suốt những năm học trung học phổ thông dù không có ba mẹ bên cạnh nhưng Vy vẫn giữ vững thành tích học sinh giỏi của trường.
Hỏi về dự định sắp tới, Vy nói: “Em cũng chưa biết tính sao. Em định xin bảo lưu kết quả đậu đại học rồi đi làm 1 năm dành dụm tiền năm sau nhập học. Em đậu hai trường, nhưng chọn học Trường Đại học Kiên Giang cho gần nhà để đỡ đần ngoại chăm sóc hai anh. Nếu được vào đại học, em cũng sẽ vừa học vừa làm để ngoại và ba mẹ không phải thêm nặng gánh”.
Bà Mum và hai cháu Hiếu, Nghĩa vui mừng khi được cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Giục Tượng, huyện Châu Thành thăm và trao gạo hỗ trợ.
Vy có hai người anh sinh đôi là Lưu Minh Hiếu và Lưu Minh Nghĩa bị nhiễm chất độc da cam và một người anh kế vừa đi bộ đội xuất ngũ về. Suốt 34 năm qua, từ ngày Hiếu, Nghĩa chào đời, bà Mum luôn bên cạnh bón từng muỗng sữa, dỗ dành từng giấc ngủ.
Thương Vy hiếu học, bà Mum thấu hiểu giấc mơ vào đại học của cháu mình nhưng đành bất lực vì kinh tế gia đình đang túng bấn. Ở tuổi 75, đáng lẽ bà phải được an hưởng tuổi già, con cháu phụng dưỡng, nhưng thương con nghèo khó, tội cháu tật nguyền, bà Mum vẫn dang rộng vòng tay chở che, đùm bọc bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm.
Bà Mum nói: “Từ hồi sinh ra, Hiếu và Nghĩa không thể đi lại, cũng không nói được tiếng nào, chỉ biết lết dưới sàn, đói bụng thì tự bưng cơm ăn”. Đó là những lúc bình thường, còn những lúc lên cơn động kinh, Hiếu và Nghĩa còn đánh cả bà Mum. Vén áo và ống quần lên, những vết bầm tím cũ, mới đầy khắp trên người bà Mum làm tôi không cầm được nước mắt.
“Bình thường hai anh em biết thương ngoại lắm, nhưng khi tụi nó lên cơn một lượt thì phải tìm đường chạy ra khỏi nhà. Xóm giềng biết ý nên nghe tôi kêu cứu là qua giải cứu tiếp. Biết là nguy hiểm nhưng cháu mình mình bỏ sao đành. Thương con, thương cháu ráng sống để lo cho tụi nó chứ tôi cũng mang trong người nhiều bệnh lắm. Nhiều lúc nằm lo, lỡ một ngày nào đó tôi nằm xuống, hai đứa nó sẽ ra sao”, bà Mum kể.
Hơn 1 tháng nay, bà Trinh bị mất việc, phải về nhà ở ấp Tân Điền, gia cảnh vốn nghèo lại càng thêm khó. Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Tân Điền Võ Minh Bảo Tâm cho biết: “Nhận thấy gia đình bà Mum đặc biệt khó khăn nên ngoài khoản trợ cấp bảo trợ xã hội dành cho đối tượng nạn nhân chất độc da cam và người nuôi dưỡng 2,1 triệu đồng/tháng, ấp còn đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã hỗ trợ 10kg gạo/tháng, phần nào giúp gia đình bớt khó khăn”.
Bài và ảnh: ĐẶNG LINH
(KGO) - Sản phẩm “Nước rửa chén hữu cơ Taca Clean” - nước rửa chén làm từ khóm của Trần Ngọc Đan Thanh và Dương Thị Hồng Diễm học sinh của Trường THPT Châu Thành, huyện Châu Thành (Kiên Giang) đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 3 năm 2024 do Mạng lưới hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long phối hợp Trường Đại học Kiên Giang tổ chức.
Tổng số lượt truy cập: