29/06/2024 17:48
Việc ra mắt điện thoại thông minh bán chạy gần đây của Huawei được theo dõi chặt chẽ, dấu hiệu cho thấy tiến bộ trong chuỗi cung ứng chip của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, công ty này cũng lặng lẽ xây dựng chuyên môn trong các lĩnh vực then chốt cho mục tiêu tự cung cấp công nghệ của Trung Quốc, từ hệ điều hành đến phần mềm trong xe hơi.
Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng nước này phải tiến hành nội địa hóa các hệ điều hành và những công nghệ khác "càng sớm càng tốt", giữa bối cảnh Mỹ đang gây sức ép lên việc xuất khẩu chip tiên tiến và các linh kiện khác của Trung Quốc.
Việc ra mắt điện thoại thông minh bán chạy gần đây của Huawei là dấu hiệu cho thấy tiến bộ trong chuỗi cung ứng chip của Trung Quốc.
Trung tâm đổi mới hệ sinh thái Harmony ở Thâm Quyến khuyến khích các cơ quan chức năng, công ty và nhà sản xuất phần cứng phát triển phần mềm bằng HarmonyOS Next, phiên bản mã nguồn mở của hệ điều hành mà Huawei ra mắt cách đây 5 năm, sau các lệnh trừng phạt của Mỹ.
HarmonyOS hiện đang được quảng bá rộng rãi ở Trung Quốc như một "hệ điều hành quốc gia" giữa lo ngại rằng các công ty lớn khác có thể bị cắt đứt khỏi những hệ điều hành Windows của Microsoft và Android của Google.
Ông Sunny Cheung - thành viên nghiên cứu tại Quỹ Jamestown nói: "Động thái chiến lược này có khả năng sẽ làm xói mòn thị phần của các hệ điều hành của những nước phương Tây như Android và Windows ở Trung Quốc, khi các sản phẩm nội địa đạt được sức hút".
Công ty nghiên cứu Counterpoint cho biết trong quý 1 năm 2024, HarmonyOS của Huawei đã vượt qua iOS của Apple để trở thành hệ điều hành di động bán chạy thứ hai ở Trung Quốc sau Android. Hiện HarmonyOS chưa được ra mắt trên các thiết bị di động bên ngoài Trung Quốc.
HarmonyOS, dự kiến sẽ được tung ra phiên bản dành cho máy tính cá nhân (PC) trong năm nay hoặc năm sau. Huawei không còn kiểm soát OpenHarmony, sau khi tặng mã nguồn của họ cho một tổ chức phi lợi nhuận có tên OpenAtom Foundation vào năm 2020 và 2021.
Ông Richard Yu - Chủ tịch mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei cho biết: "Harmony đã tạo ra một hệ điều hành mạnh mẽ cho tương lai của các thiết bị di động Trung Quốc".
Huawei lần đầu tiên ra mắt Harmony vào tháng 8-2019, ba tháng sau khi Chính phủ Mỹ đưa công ty này vào diện hạn chế thương mại do lo ngại về an ninh quốc gia. Kể từ đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh các nỗ lực tự cung tự cấp công nghệ.
Trung Quốc đã cấm sử dụng Windows trên máy tính Chính phủ vào năm 2014 và hiện họ chủ yếu sử dụng các hệ điều hành dựa trên Linux. Giám đốc điều hành của Microsoft cho biết trong tháng này, công ty chỉ kiếm được khoảng 1,5% doanh thu từ Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ cuối tháng 5-2024 cho biết đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho Huawei. Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Mỹ không cho biết các giấy phép cụ thể nào bị thu hồi, nhưng xác nhận đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu nhất định cho Huawei.
Microsoft cho biết trong tháng này công ty chỉ kiếm được khoảng 1,5% doanh thu từ Trung Quốc.
Huawei đã bị đưa vào "danh sách đen" thương mại của Mỹ vào năm 2019. Điều này có nghĩa là các công ty Mỹ không được bán công nghệ - trong đó có chip 5G - cho công ty công nghệ Trung Quốc này vì lo ngại an ninh quốc gia.
Vào năm 2020, Mỹ siết chặt các quy định hạn chế về chip đối với Huawei, yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải xin giấy phép trước khi bán các sản phẩm bán dẫn cho Huawei.
Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, bao gồm điện thoại thông minh và máy tính xách tay, đang chứng kiến sự hồi sinh sau khi ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 Pro vào tháng tám năm ngoái.
Một phân tích của TechInsights về điện thoại thông minh Mate 60 Pro của Huawei cho thấy một con chip tiên tiến trong điện thoại này do SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, sản xuất.
Điện thoại thông minh này cũng được cho là được trang bị kết nối 5G - một tính năng mà các lệnh trừng phạt của Mỹ tìm cách ngăn chặn.
Trước đó, Huawei thông báo lợi nhuận tăng hơn gấp đôi trong năm 2023, chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh tích cực của mảng kỹ thuật số và điện toán đám mây.
Huawei đã đạt lợi nhuận 87 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD) trong năm ngoái, cao hơn gấp đôi so với mức 35,6 tỷ nhân dân tệ của năm 2022, nhưng chưa bằng mức lợi nhuận kỷ lục 113,7 tỷ nhân dân tệ của năm 2021.
Theo Vietnamplus
(KGO) - Trong năm nay, Meta đã gỡ bỏ hơn 15.000 liên kết (URL) chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam và hơn 9.000 URL giả mạo WhatsApp, Facebook, Meta, Instagram, Threads và Reality Labs tại Singapore.
Tổng số lượt truy cập: