06/05/2024 13:34
Một báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá thế giới cho thấy các công ty Israel đang bán các phần mềm gián điệp và công nghệ do thám sang Indonesia.
Ít nhất bốn công ty Israel được cho là đang bán phần mềm gián điệp xâm lấn và công nghệ giám sát an ninh mạng cho quốc gia Hồi giáo đông dân nhất tại Đông Nam Á. Đây là kết quả điều tra dựa trên hồ sơ thương mại, dữ liệu vận chuyển và quét Internet. Hiện tại Indonesia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Israel.
Mối liên hệ được cho là đã có từ ít nhất từ năm 2017. Các công ty Israel bao gồm: NSO, Candiru, Wintego và Intellexa. Ngoài ra, còn phát hiện công nghệ của công ty Đức FinFisher.
“Các công cụ phần mềm gián điệp được thiết kế để bí mật xâm nhập và để lại ít dấu vết nhất có thể”, trích báo cáo. Tuy nhiên, mục tiêu của các hệ thống này không được nêu rõ.
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2023, báo cáo phát hiện nhiều hoạt động nhập khẩu phần mềm gián điệp của các công ty và cơ quan nhà nước tại Indonesia, trong đó có cả cơ quan cảnh sát và an ninh.
NSO cũng là một trong những công ty bán phần mềm gián điệp và công nghệ do thám cho Indonesia.
Một số đơn hàng nhập khẩu được tiến hành thông qua công ty trung gian ở Singapore. Các cơ quan của Indonesia từ chối trả lời các câu hỏi liên quan.
Đây không phải lần đầu tiên Indonesia bị cho là có liên quan đến phần mềm gián điệp của Israel. Trước đó, năm 2023, các báo cáo đã tìm thấy dấu vết của phần mềm gián điệp Pegasus do NSO phát triển, ở quốc gia này.
Năm 2022, Reuters đưa tin hàng chục quan chức cấp cao của chính phủ và quân sự Indonesia đã trở thành mục tiêu của phần mềm gián điệp do Israel sản xuất.
Báo cáo của Tổ chức Ân xá nói rằng phần lớn các phần mềm gián điệp này đều yêu cầu nạn nhân nhấp vào liên kết và dẫn sang một website gần giống như trang tin hoặc các tổ chức tư vấn chính trị.
Mỹ đưa NSO vào danh sách đen từ năm 2021 do lo ngại công nghệ xâm nhập điện thoại của công ty này có thể bị chính phủ các nước đối địch sử dụng. Trong khi đó, Candiru và Intellexa cũng nằm trong diện kiểm soát thương mại của Washington.
Vào tháng 3, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với Intellexa với cáo buộc “phát triển, vận hành và phân phối công nghệ phần mềm gián điệp thương mại nhắm vào công dân Mỹ, bao gồm cả quan chức chính phủ, nhà báo và các chuyên gia chính sách”.
Theo VietnamNet
(KGO) - Trong năm nay, Meta đã gỡ bỏ hơn 15.000 liên kết (URL) chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam và hơn 9.000 URL giả mạo WhatsApp, Facebook, Meta, Instagram, Threads và Reality Labs tại Singapore.
Tổng số lượt truy cập: