22/03/2022 15:23
"Gã khổng lồ" công nghệ Google của Mỹ đã bị kiện với cáo buộc thành kiến chủng tộc một cách có hệ thống đối với các nhân viên da màu.
Theo đơn kiện ngày 18/3, Google vẫn giữ "văn hóa doanh nghiệp thành kiến chủng tộc," ủng hộ người da trắng, trong khi người da màu chỉ chiếm 4,4% tổng số nhân viên và khoảng 3% tổng số lãnh đạo và lực lượng làm trong lĩnh vực công nghệ của công ty này.
Đơn kiện nêu rõ tại Google, người da màu chỉ được làm các công việc trình độ thấp, trả lương ít hơn và không cho họ có cơ hội thăng tiến.
Đơn kiện cũng nêu rõ Tập đoàn Alphabet - công ty "mẹ" của Google, đã buộc người da màu phải làm việc trong môi trường phân biệt đối xử, trong đó thường xuyên yêu cầu họ xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc bị lực lượng an ninh thẩm vấn tại trụ sở ở Mountain View, California (Mỹ).
Nguyên đơn April Curley đã nộp đơn kiện trên lên tòa án liên bang ở San Jose, California. Hiện Google chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.
Trụ sở Google tại Mountain View, bang California, Mỹ.
Đơn kiện được đưa ra sau khi Cơ quan Nhà ở và việc làm công bằng bang California bắt đầu điều tra Google về việc đối xử với các nhân viên nữ người da màu và có thể có phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Nguyên đơn Curley cho biết Google đã thuê cô vào năm 2014 để thiết kế một chương trình tiếp cận các trường đại học và cao đẳng dành cho người da màu trong lịch sử.
Theo Curley, việc tuyển dụng cô đã được chứng minh chỉ nhằm mục đích tiếp thị để thu hút người vào làm tại công ty.
Google đã sa thải Curley vào tháng 9-2020, sau khi cô và các đồng nghiệp bắt đầu bắt tay đưa ra danh sách những cải cách mong muốn.
Luật sư của cô Curley cho biết trái ngược với các tuyên bố, Google thực sự trả lương thấp hơn và không đánh giá cao nhân viên da màu. Đơn kiện này nhằm buộc Google bồi thường những thiệt hại và mất mát đối với các nhân viên da màu đã từng và đang làm việc cho Google, bố trí họ vào những vị trí phù hợp.
Nguồn: VietnamPlus
(KGO) - Chính phủ Australia lên kế hoạch thu phí đối với các công ty mạng xã hội và tìm kiếm Internet như Google, Facebook, để buộc họ trả tiền cho báo chí.
Tổng số lượt truy cập: