16/08/2021 10:27
Ngày 13-8, Facebook bắt đầu thực hiện mã hóa các cuộc gọi có hoặc không hình ảnh được thực hiện thông qua ứng dụng nhắn tin Messenger nhằm tăng tính bảo mật cho người dùng.
Theo Giám đốc quản lý sản phẩm Messenger Ruth Kricheli, với sự điều chỉnh trên, nội dung tin nhắn và cuộc gọi của người dùng đều sẽ được mã hóa từ đầu đến cuối ngay tại thời điểm nội dung được gửi đi từ thiết bị của người dùng cho đến thời điểm nội dung đến được thiết bị của người nhận.
Điều này có nghĩa là không một ai kể cả Facebook có thể xem và nghe nội dung tin nhắn và hội thoại người dùng thực hiện.
Trên thực tế, mã hóa các cuộc gọi hoặc tin nhắn trên Messenger được thiết lập tùy chọn từ năm 2016. Tuy nhiên, do lưu lượng người sử dụng ứng dụng này để nhắn tin và gọi điện đến nay tăng lên 150 triệu/ngày, do đó, việc Facebook thiết chế độ mặc định này đáp ứng mong đợi của người dùng về ứng dụng tin nhắn của họ được bảo mật và bảo đảm tính riêng tư.
Facebook tiết lộ thêm rằng họ đang thử nghiệm mã hóa các cuộc trò chuyện nhóm và cuộc gọi trên Messenger, cũng như các tin nhắn trực tiếp trên Instagram.
Facebook thực hiện điều chỉnh nêu trên sau khi Apple gần đây đưa ra thông báo hãng này sẽ quét các tin nhắn được mã hóa để thu thập bằng chứng về lạm dụng tình dục trẻ em - thông tin một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về mã hóa trực tuyến và quyền riêng tư, và những lo ngại công nghệ này có thể được sử dụng cho chính phủ giám sát.
Động thái này thể hiện một sự thay đổi lớn của Apple khi lâu nay hãng vẫn luôn kháng cự các cách làm suy yếu mã hóa các loại mã hóa nhằm ngăn chặn các bên thứ ba xem tin nhắn riêng tư.
Apple đã lập luận trong một bài báo kỹ thuật rằng công nghệ được phát triển bởi các chuyên gia mật mã có tính an toàn và được thiết kế rõ ràng để bảo vệ sự riêng tư của người dùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia mã hóa và quyền riêng tư đã cảnh báo rằng công cụ này của Apple có thể được khai thác cho các mục đích khác, có khả năng thúc đẩy hoạt động giám sát hàng loạt.
Trong khi đó, các quan chức Cục Điều tra liên bang (FBI) Mỹ đã cảnh báo hoạt động "mã hóa đầu cuối" cho phép chỉ có người dùng và người nhận mới có thể đọc tin nhắn có thể bảo vệ tội phạm, những kẻ khủng bố trong các cuộc điều tra.
Nguồn: VietnamPlus
(KGO) - Một chuyên gia cố vấn chính trị vừa bị Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) phạt 6 triệu USD do sử dụng công nghệ AI deepfake giả giọng Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng số lượt truy cập: