24/05/2021 09:07
Hãng tin Reuters dẫn một tài liệu từ Ủy ban châu Âu (EC) cho hay Facebook, Google thuộc Alphabet và các “gã khổng lồ” công nghệ khác sẽ phải cam kết nỗ lực nhiều hơn nữa để hạn chế hoạt động kiếm tiền từ thông tin sai lệch thông qua “nhúng quảng cáo” (advertisement placements).
Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) cũng muốn các dịch vụ tìm kiếm hay truyền thông xã hội nhỏ hơn, dịch vụ nhắn tin riêng, trao đổi quảng cáo, nhà cung cấp công nghệ quảng cáo, cơ quan truyền thông và dịch vụ thanh toán điện tử, nền tảng thương mại điện tử và hệ thống huy động vốn của cộng đồng cũng cam kết hành động tương tự.
Đề xuất trên là một trong số những đề xuất nhằm giải quyết những thiếu sót trong Bộ quy tắc thực hành tự nguyện về thông tin sai lệch được đưa ra năm 2018 và Google, Facebook, Twitter, Microsoft, Mozilla và TikTok đã ký vào bản quy tắc này.
EU muốn các công ty công nghệ nỗ lực nhiều hơn nữa để hạn chế hoạt động kiếm tiền từ thông tin sai lệch.
EC muốn các nền tảng thắt chặt các yêu cầu về điều kiện và quy trình đánh giá nội dung đối với các chương trình kiếm tiền từ nội dung và chia sẻ doanh thu quảng cáo trên các dịch vụ của mình để ngăn chặn sự tham gia của các đối tượng đăng tải nội dung bị coi là thông tin sai lệch một cách có hệ thống.
Ngược lại, các công ty công nghệ quảng cáo phải xác định các tiêu chí được sử dụng để đặt quảng cáo và áp dụng các biện pháp để xác minh vị trí đặt quảng cáo.
Tài liệu này cũng muốn các công ty gắn nhãn rõ ràng và cụ thể cho các quảng cáo (liên quan đến chính trị hoặc các lĩnh vực khác…), và phân biệt chúng là nội dung có trả phí.
Bộ quy tắc được cập nhật mới trên cũng lần đầu tiên cung cấp các chỉ số hoạt động chính nhằm cho phép các cơ quan chức năng xác minh rằng các công ty này đang thực hiện đúng cam kết hay không.
Các công ty được cho thời hạn đến cuối tháng 9-2020 để đưa ra bản thảo các cam kết của mình. Trong khi đó, EC sẽ công bố Bộ quy tắc cập nhật vào ngày 26-5.
Nguồn: VietnamPlus
(KGO) - Trong năm nay, Meta đã gỡ bỏ hơn 15.000 liên kết (URL) chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam và hơn 9.000 URL giả mạo WhatsApp, Facebook, Meta, Instagram, Threads và Reality Labs tại Singapore.
Tổng số lượt truy cập: