08/04/2023 10:46
Thời gian gần đây, thông qua mạng xã hội, nhiều người dùng phản ánh nhận được nhiều tin nhắn từ ngân hàng với nội dung bất thường. Những tin nhắn này xuất hiện cùng luồng hội thoại với các tin nhắn trước đây của ngân hàng, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là những tin nhắn hợp lệ.
Nội dung tin nhắn liên tục được biến tấu, nhưng thường có nội dung cảnh báo về giao dịch bất thường hoặc vấn đề bảo mật, tạo sự lo âu cho người dùng. Những ví dụ tin nhắn phổ biến thường gặp là "Tài khoản của bạn đã đăng ký chương trình quảng cáo trên TikTok", "Tài khoản được đăng nhập trên thiết bị lạ" hay "Tài khoản của quý khách đã bị khóa". Kèm theo tin nhắn là một đường link, dụ dỗ người dùng kiểm tra hoặc hủy giao dịch lạ.
Một vài ví dụ về những đoạn tin nhắn lừa đảo.
Khi truy cập đường link này, người dùng sẽ bị đánh lừa đăng nhập vào website với giao diện giống hệt website chính thống của ngân hàng, nhưng thực chất là cạm bẫy được đối tượng xấu dựng lên để thu thập thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.
Khi đã có trong tay mật khẩu, đối tượng xấu dễ dàng đăng nhập và đánh cắp toàn bộ số tiền trong tài khoản. Đã ghi nhận không ít vụ việc nạn nhân bị đánh cắp tới hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng sau khi bị đối tượng xấu kiểm soát tài khoản.
Trái: Giao diện website giả mạo Vietcombank do đối tượng xấu xây dựng. Phải: Màn hình đăng nhập của ứng dụng chính thức của ngân hàng Vietcombank.
Là một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến nhất, gây hậu quả nghiêm trọng và liên tục được truyền thông và cộng đồng cảnh báo, giả mạo SMS Brandname vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Với hình thức này, đối tượng xấu sẽ vận hành trạm thu phát sóng di động, tương tự như nhà mạng nhưng với quy mô nhỏ hơn. Sau đó, tin nhắn SMS giả mạo sẽ được gửi tới những thuê bao trong phạm vi hẹp (bán kính khoảng 1-2km). Vì vậy, khi nhận được tin nhắn giả mạo ngân hàng, vị trí của đối tượng lừa đảo thực tế không quá cách xa so với người dùng.
Để bảo vệ tài sản, người dân tuyệt đối không nhấn vào các đường link, cũng như đăng nhập tài khoản vào các website lạ. Thay vào đó, để giao dịch hay tra soát, người dùng chỉ nên thực hiện qua ứng dụng chính thức của ngân hàng, được tải về từ hai kho ứng dụng chính thống App Store (iPhone) và Play Store (Android).
Trường hợp bất ngờ được tin nhắn với nội dung cảnh báo bảo mật hoặc giao dịch lạ, người dân nên liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng để làm rõ.
Theo thethaovanhoa.vn
(KGO) - Trong năm nay, Meta đã gỡ bỏ hơn 15.000 liên kết (URL) chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam và hơn 9.000 URL giả mạo WhatsApp, Facebook, Meta, Instagram, Threads và Reality Labs tại Singapore.
Tổng số lượt truy cập: