09/03/2023 15:15
Nhà chức trách Đức vừa thông báo đã phát hiện và triệt phá một mạng lưới tin tặc quốc tế âm mưu thực hiện các vụ tấn công nhằm vào hơn 600 tổ chức và cá nhân, trong đó có cả hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh.
Sau một cuộc điều tra kéo dài, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) đã cáo buộc mạng lưới tin tặc quốc tế này tống tiền kỹ thuật số, phá hoại hệ thống máy tính và nguy hiểm hơn là dùng mã độc tống tiền (ransomware), một dạng phần mềm độc hại chuyên mã hóa dữ liệu hoặc khóa quyền truy cập thiết bị của người dùng, sau đó tống tiền họ.
Năm 2017, nhóm này đã thực hiện cuộc tấn công lớn đầu tiên nhằm vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh. Sau khi tấn công vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh, mã độc tống tiền đã nhằm vào một loạt công ty và tổ chức.
Các quan chức Đức cho biết, tại nước này, mục tiêu của tin tặc là tấn công Bệnh viện Đại học ở Duesseldorf và Funke Media Group, một nhà xuất bản báo và tạp chí lớn.
Giới chức Đức đã ban hành lệnh bắt giữ 3 nghi phạm và phát lệnh truy nã trên toàn thế giới đối với 3 người này. Cảnh sát Hà Lan và Ukraine cũng tham gia cuộc điều tra trên.
Cơ quan Cảnh sát châu Âu cáo buộc mạng lưới tin tặc quốc tế này về hành vi tống tiền kỹ thuật số.
Theo truyền thông Đức, trong những tháng qua, nhiều công ty và sân bay đã phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng, trong đó các tin tặc Nga bị cho là thủ phạm.
Các vụ tấn công sử dụng mã độc nằm trong số những hình thức tấn công mạng phổ biến nhất và ảnh hưởng đến nhiều ngành trong những năm gần đây. Ransomware là mã độc chuyên mã hóa dữ liệu, khóa quyền truy cập thiết bị của người dùng để đòi tiền chuộc.
Theo chiến lược mới, các vụ tấn công bằng mã độc bị xem là mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng nghĩa rằng chính phủ sẽ sử dụng nhiều công cụ hơn để giải quyết vấn đề, thay vì chỉ bắt giữ và buộc tội.
Theo VietnamNet
(KGO) - Ngoài Nvidia, các tập đoàn công nghệ lớn như Apple và Microsoft đã công bố các khoản đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á trong năm nay, tập trung vào các trung tâm dữ liệu nhằm hỗ trợ sự phát triển AI.
Tổng số lượt truy cập: