23/02/2023 10:13
Kiên Giang là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một trong 4 tỉnh kinh tế trọng điểm của vùng, có diện tích tự nhiên 6.348km2, với dân số khoảng 1,8 triệu; có 15 huyện, thành phố. Kiên Giang có các quần đảo Thổ Chu, Nam Du và Phú Quốc là những chuỗi đảo hết sức quan trọng, kiểm soát tuyến đường biển Thái Bình Dương qua Biển Đông với Ấn Độ Dương.
Đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng. Là địa bàn sinh sống, gắn bó, đoàn kết lâu đời của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm với những nét văn hóa hết sức đặc thù và nền văn minh sông nước độc đáo.
Một góc TP. Rạch Giá (Kiên Giang). Ảnh: PHƯƠNG VŨ
Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang đang gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Đồng bằng sông Cửu Long - một vùng đất trù phú, giàu tiềm năng, lợi thế, nhưng phát triển chậm, chưa thịnh vượng. Vùng đất này mà sau nhiều năm “ngủ yên” đã được “đánh thức” vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng chỉ mới “thức dậy” mà chưa vươn lên mạnh mẽ. Người dân nơi đây phần lớn chỉ mới “đủ ăn” mà chưa khá giả; mặt bằng y tế, giáo dục chưa theo kịp cả nước; vùng đất màu mỡ, trù phú xưa kia đang bị khát và khô hạn do thiếu nước; độ phì nhiêu của đất bị suy giảm do thiếu phù sa bồi đắp...”.
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy Kiên Giang xây dựng chương trình hành động để thực hiện, trong đó mục tiêu tập trung xây dựng hạ tầng và môi trường đầu tư tại Kiên Giang hấp dẫn đủ thu hút nhà đầu tư hàng đầu về du lịch và dịch vụ, bất động sản và công nghệ. TP. Rạch Giá kết nối thông suốt với hai cực tăng trưởng là TP. Phú Quốc và TP. Hà Tiên, hình thành tam giác phát triển chính của nền kinh tế thương mại dịch vụ hướng biển.
Đến năm 2030, Kiên Giang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với du khách và nhà đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh.
Để thực hiện đạt các mục tiêu đó, Tỉnh ủy Kiên Giang đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Ngoài công tác tuyên truyền, tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội để thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung, thực hiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng.
Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển đô thị biển, đảo bảo đảm hiện đại, thông minh và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; các đô thị ven biển thành các điểm đến, là đầu mối giao thông và dịch vụ nhằm kết nối với nội địa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và không gian vùng biển Tây.
Kiên Giang sẽ xây dựng TP. Rạch Giá là trung tâm kinh tế biển, thương mại, dịch vụ tại khu vực ven biển phía Tây của vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng TP. Hà Tiên là đô thị cửa khẩu quốc tế, du lịch ven biển; có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên đa dạng về hệ sinh thái. Đồng thời, xây dựng TP. Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển trung tâm đầu mối tại Kiên Giang gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển. Thúc đẩy liên kết hành lang kinh tế ven biển từ tỉnh Long An, Cà Mau đến Kiên Giang; hành lang kinh tế biên giới từ tỉnh Long An đến Kiên Giang.
Cùng với đó, Kiên Giang phối hợp với bộ, ngành Trung ương và địa phương có liên quan triển khai dự án giao thông trọng điểm như tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; tuyến đường ven biển kết nối với Cà Mau; hệ thống cảng biển theo quy hoạch quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, điều chỉnh quy hoạch và đầu tư Cảng hàng không Rạch Giá. Tập trung phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng.
Tỉnh sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển công nghệ ứng dụng, khoa học công nghệ cao. Đồng thời, phát triển kinh tế nông nghiệp, sinh thái bền vững.
Về phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Tỉnh ủy Kiên Giang tập trung chỉ đạo khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và văn hóa phi vật thể. Củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kiên Giang. Hoàn chỉnh Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang và đầu tư, nâng cấp hệ thống y tế tuyến huyện.
Song song đó, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, kết hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, có tính khả thi cao, gắn với bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới, bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong mọi tình huống.
THẾ ANH
(KGO) - Việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mang tính chiến lược và cấp bách. Tại Kiên Giang, quá trình này đang được triển khai quyết liệt với những bước đi cụ thể, rõ ràng, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất, hướng tới xây dựng một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
Tổng số lượt truy cập: