29/01/2021 14:40
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên thảo luận buổi sáng. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương điều hành phiên thảo luận buổi chiều.
DÂN LÀ GỐC
Mở đầu phiên thảo luận, đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tham luận “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”.
Các đồng chí Nguyễn Thanh Nghị (thứ hai, từ phải qua) - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang; Mai Văn Huỳnh (giữa) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh trao đổi với thành viên Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang bên lề phiên thảo luận tại hội trường Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đã tạo nguồn sức mạnh, lập nên những kỳ tích vẻ vang, là điều kiện cơ bản cho sự thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đoàn kết toàn dân tộc để tổ chức Mặt trận Tổ quốc thực hiện tốt nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt trận Tổ quốc thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thời gian tới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc phải hướng mạnh về cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên, của ban công tác Mặt trận ở hơn 100.000 địa bàn dân cư trong cả nước; tập hợp sức mạnh của 100 triệu đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài cùng hiệp lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Mặt trận Tổ quốc lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời phản ánh, tham mưu đối với cấp ủy, phối hợp cùng chính quyền giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến đời sống nhân dân; tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong hiệp thương phối hợp thống nhất hành động cùng các tổ chức thành viên, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia hiệu quả hơn trong xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn cho rằng Bác Hồ kính yêu đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, đội ngũ cán bộ Mật trận Tổ quốc phải có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm, biết “lắng nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”.
XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Đồng chí Lê Hồng Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân Tối cao tham luận tại hội trường cho biết trải qua 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã tổng kết và xác định xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng nền tư pháp văn minh, tiến bộ, góp phần hiện thực hóa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên thực tế là nội dung quan trọng, là nhiệm vụ chiến lược của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Suốt chặng đường phát triển thời gian qua, chúng ta cũng nhìn thấy rõ sự đổi thay về cơ cấu tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp.
Các thành viên Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Thủ đô Hà Nội).
Nói về một trong những khía cạnh quan trọng thể hiện sự thịnh vượng, phồn vinh của một quốc gia, đồng chí Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng đó là sức mạnh của nền tài chính quốc gia bao gồm cả tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tổ chức và tài chính dân cư; là nền tảng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội nhiệm kỳ qua, nền tài chính quốc gia tiếp tục có những bước phát triển quan trọng, có đóng góp quyết định vào các thành quả của đất nước, thể hiện ở một số điểm lớn. Thứ nhất, nước ta đã đi tiên phong trong quá trình hoàn thiện thể chế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại đồng bộ ngân sách nhà nước, nợ công, thúc đẩy quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế, hội nhập, cải thiện các cân đối lớn, tăng cường ổn định vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện giảm nghèo, đảm bảo trật tự xã hội, chủ quyền dân tộc.
Thứ hai, nước ta hoàn thiện đồng bộ thể chế về quản lý thị trường chứng khoán, bảo hiểm; triển khai tích cực đề án thành lập sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; lần đầu đưa vào hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh, đẩy mạnh cơ cấu lại, hiện đại hóa, phát triển các thị trường tài chính, dịch vụ tài chính phù hợp đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà các cam kết hội nhập.
Thứ ba, ngành tài chính cũng tiên phong trong việc sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
“Với những bước phát triển tương đối toàn diện ở tất cả các khâu, các lĩnh vực, nền tài chính quốc gia đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội thời gian qua. Kết quả cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công giai đoạn 2016-2020 đã củng cố tiềm lực nền tài chính quốc gia theo hướng an toàn, bền vững, đồng thời tạo dư địa huy động thêm nguồn lực để phòng, chống đại dịch COVID-19, hỗ trợ nền kinh tế tránh được suy thoái, đưa Việt Nam trở thành một trong số rất ít nền kinh tế có mức tăng trưởng dương trong năm 2020”, đồng chí Đinh Tiến Dũng cho biết.
Trong ngày 27-1 và sáng 28-1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục thảo luận tại hội trường về các văn kiện. Chiều nay, đại hội thực hiện công tác nhân sự.
Tin và ảnh: TÂY HỒ
(KGO) - Năm học 2023-2024, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang, Tỉnh đoàn Kiên Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đã phối hợp vận động các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ trên 15,3 tỷ đồng thực hiện các hoạt động nhân đạo (đạt 219,8% kế hoạch).
Tổng số lượt truy cập: