Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Chính trị

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công

10/05/2025 12:42

(KGO) - Tổng số trụ sở công cấp tỉnh của 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp là 38.182 trụ sở; số lượng trụ sở công dự kiến tiếp tục sử dụng là 33.956, số lượng trụ sở công dự kiến dôi dư là 4.226.


Dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ảnh minh họa: Quốc Dũng/TTXVN

Liên quan đến phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Nội vụ cho biết trình Chính phủ theo hướng, đối với khối Đảng, đoàn thể, thành lập Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp trên cơ sở hợp nhất số lượng đảng viên, tổ chức đảng trực thuộc của các Tỉnh ủy, Thành ủy trước sắp xếp.

Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ và hướng dẫn của Trung ương.

Thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy/Thành ủy trực thuộc Trung ương sau sắp xếp trên cơ sở hợp nhất các cơ quan, đơn vị có chức năng tương đồng của Tỉnh ủy/Thành ủy trước sắp xếp.

Thành lập cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của các đơn vị hành chính trước sắp xếp. Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh sau sắp thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

UBND cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 sở và tương đương

Đối với khối chính quyền, chính quyền địa phương của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới gồm có HĐND và UBND, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

HĐND các tỉnh sau sắp xếp thành lập 3 ban là Ban Pháp chế, Ban Kinh tế-Ngân sách, Ban Văn hóa-Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc). HĐND thành phố trực thuộc Trung ương thành lập 4 ban (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế-Ngân sách, Ban Văn hóa-Xã hội và Ban Đô thị) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Với các sở, cơ quan tương đương sở thì hợp nhất các sở, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Đối với một số cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (không tổ chức đồng nhất giữa các tỉnh, thành phố cùng thực hiện sắp xếp): Cơ bản giữ nguyên mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế để bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp. Sau sắp xếp, UBND cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 sở và tương đương (riêng TP. Hồ Chí Minh tổ chức tối đa 15 sở và tương đương).

Hợp nhất Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trước sắp xếp thành Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố sau sắp xếp và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong các sở, cơ quan: Hợp nhất các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các chi cục có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Chuyển chức năng thanh tra các sở về Thanh tra tỉnh và tổ chức lại Thanh tra tỉnh (theo đề án của Trung ương về sắp xếp cơ quan thanh tra).

Ảnh minh họa. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN

Với đơn vị sự nghiệp công lập, giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, giáo dục trên địa bàn, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh và trực thuộc các sở, cơ quan thì thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Sau sau xếp, các địa phương sẽ khảo sát, đánh giá và xem xét tổ chức lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm việc tiếp tục cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương phối hợp chặt chẽ với các địa phương để sắp xếp, kiện toàn các cơ quan trung ương thuộc ngành, lĩnh vực đóng trên địa bàn đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Trong 5 năm cơ bản bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định

Theo Bộ Nội vụ, tổng biên chế được giao của 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp là 937.935 người (gồm: 37.447 cán bộ, 130.705 công chức, 769.783 viên chức).

Sau sắp xếp, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.

Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh đi vào hoạt động, Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế công chức, viên chức cho địa phương.

Dôi dư 4.226 trụ sở công

Tổng hợp của Bộ Nội vụ từ số liệu báo cáo tại đề án của các tỉnh, thành phố cho thấy, tổng số trụ sở công cấp tỉnh của 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp là 38.182 trụ sở. Số lượng trụ sở công dự kiến tiếp tục sử dụng là 33.956 trụ sở. Số lượng trụ sở công dự kiến dôi dư là 4.226 trụ sở.

Bộ Nội vụ nêu rõ, việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của Bộ Tài chính; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tại các đề án, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đã có phương án, kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng, đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.

Theo Vietnam+

Tin cùng mục

Thủ tướng: Khẩn trương bố trí đủ kinh phí, chi trả cho người nghỉ việc "càng sớm càng tốt"

Thủ tướng: Khẩn trương bố trí đủ kinh phí, chi trả cho người nghỉ việc "càng sớm càng tốt"

Mô hình “4 tốt” - giải pháp căn cơ trong công tác xây dựng Đảng - Bài cuối: “Cẩm nang” để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(KGO) - Việc xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” đã khẳng định hiệu quả trong thực tiễn, không chỉ dừng lại ở mô hình mà đã trở thành “cẩm nang” để các cấp ủy đảng học hỏi, nhân rộng, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh từ gốc.

  • Mô hình “4 tốt” - giải pháp căn cơ trong công tác xây dựng Đảng - Bài 3: Nâng cao năng lực lãnh đạo
    Mô hình “4 tốt” - giải pháp căn cơ trong công tác xây dựng Đảng - Bài 3: Nâng cao năng lực lãnh đạo
  • Mô hình “4 tốt” - giải pháp căn cơ trong công tác xây dựng Đảng - Bài 2: Phát huy tính gương mẫu, tiên phong của đảng viên
    Mô hình “4 tốt” - giải pháp căn cơ trong công tác xây dựng Đảng - Bài 2: Phát huy tính gương mẫu, tiên phong của đảng viên
  • Mô hình “4 tốt” - giải pháp căn cơ trong công tác xây dựng Đảng - Bài 1: Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt
    Mô hình “4 tốt” - giải pháp căn cơ trong công tác xây dựng Đảng - Bài 1: Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt
  • Thẩm định 179 mô hình “Dân vận khéo” của lực lượng vũ trang
    Thẩm định 179 mô hình “Dân vận khéo” của lực lượng vũ trang

Tin nổi bật

 Tháng nhân đạo: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái

Tháng nhân đạo: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái

Tỉnh đoàn Kiên Giang tuyên dương 28 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tỉnh đoàn Kiên Giang tuyên dương 28 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Du lịch hướng đến APEC 2027

Du lịch hướng đến APEC 2027

Công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Thủ tướng chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Thủ tướng chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia

Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhân sự
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Đối ngoại
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: LÂM VĂN SỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn; baokiengiangdt@gmail.com (chuyên mục văn nghệ)
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: