06/12/2023 08:56
Các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Quy định 137 thay thế Quy định số 04-QĐi/TW ngày 25-7-2018 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy.
Theo Quy định 137, cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy gồm: văn phòng, ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo, ban dân vận, ban nội chính.
Ngoài các cơ quan nêu trên, khi Bộ Chính trị quyết định thành lập thêm cơ quan khác, Ban Bí thư sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cho cơ quan đó.
Quy định 137 có 4 chương, 15 điều.
Trong đó, Điều 2 về nguyên tắc tổ chức, đã nêu: Bảo đảm tham mưu, giúp việc, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh ủy; không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Và không nhất thiết cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương có vụ, cục... nào thì ở cấp tỉnh cũng có tổ chức tương ứng.
Việc thực hiện mô hình văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Đầu mối bên trong (phòng và tương đương) của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy được thống nhất thành lập trên một số cơ sở như: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; tối thiểu có 5 người mới thành lập một đầu mối, trường hợp chưa bố trí đủ biên chế thì ít nhất có 4 người mới được thành lập.
Tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy có không quá 18 người. Riêng tỉnh ủy các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An có không quá 21 người; Thành ủy Hà Nội và Thành ủy TP.HCM không quá 24 người.
Phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và không quá 2 phó trưởng phòng. Phòng có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 3 phó trưởng phòng.
Biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định trên cơ sở tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao...
ĐỨC BÌNH
(KGO) - Chiến thắng 30-4-1975 mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất đất nước. Từ điểm xuất phát thấp, Kiên Giang từng bước vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong những tỉnh có quy mô kinh tế tốp đầu đồng bằng sông Cửu Long. Sau 50 năm, GRDP bình quân đầu người đạt hơn 80 triệu đồng; sản lượng lúa đứng đầu cả nước; dịch vụ, du lịch phát triển vượt bậc; hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, giáo dục đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,99%. Kết quả ấy là minh chứng cho ý chí kiên cường, nỗ lực vươn lên không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: