15/03/2021 10:09
So với kỳ bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có một số điểm mới. Về số lượng đại biểu HĐND các cấp giảm theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22-11-2019, nhiệm kỳ này, đại biểu HĐND các cấp giảm số lượng đáng kể.
Toàn tỉnh giảm tới 437 đại biểu ấn định so nhiệm kỳ 2016-2021, trong đó đại biểu HĐND tỉnh còn 60 đại biểu, giảm 5 đại biểu so nhiệm kỳ trước; đại biểu HĐND cấp huyện còn 482 đại biểu, giảm 36 đại biểu; đại biểu HĐND cấp xã còn 3.754 đại biểu, giảm 396 đại biểu so nhiệm kỳ trước. Đơn vị bầu cử HĐND của tỉnh lần này còn 21, giảm 1 đơn vị bầu cử HĐND tỉnh so nhiệm kỳ trước.
Điểm mới trong công tác nhân sự bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là ngoài việc quy định tiêu chuẩn đại biểu HĐND các cấp theo Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội, Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp trong hệ thống chính trị, doanh nghiệp nhà nước… phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Không giới thiệu, đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết…
- Phóng viên: Công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở Kiên Giang được chuẩn bị ra sao, thưa đồng chí?
- Đồng chí Lê Hồng Thắm: Đối với công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh ta đã thành lập UBBC các cấp tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Thường trực HĐND các cấp ban hành nghị quyết dự kiến, nghị quyết sửa đổi cơ cấu thành phần, số lượng đại biểu HĐND các cấp; đồng thời ấn định số lượng đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Hiện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã triển khai hướng dẫn quy trình giới thiệu đại biểu HĐND các cấp. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp các cấp đang triển khai quy trình giới thiệu người ứng cử. Cơ quan thường trực UBBC đã và đang tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND các cấp.
Đối với công tác bầu cử ĐBQH, trên cơ sở nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu thành phần ứng cử ĐBQH của tỉnh Kiên Giang, Thường trực HĐND tỉnh đã xác định số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH do địa phương giới thiệu. Sau khi xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã hoàn thành hội nghị hiệp thương lần 1, triển khai hướng dẫn thực hiện quy trình giới thiệu ứng cử. Đồng thời, các cơ quan có người ứng cử thực hiện quy trình lập hồ sơ để nộp về cơ quan Thường trực UBBC tỉnh và kết thúc vào chiều 14-3-2021.
- Phóng viên: Kiên Giang có địa bàn xã đảo xa trung tâm, UBBC tỉnh sẽ thực hiện công tác bầu cử như thế nào? Những công việc cấp thiết thời gian tới là gì?
- Đồng chí Lê Hồng Thắm: Kiên Giang có xã Thổ Châu (TP. Phú Quốc) xa cơ quan Thường trực UBBC tỉnh nên cần bầu cử sớm để kịp thời kiểm tra và tổng hợp kết quả bầu cử đồng thời với kết quả cầu cử chung của tỉnh và cả nước. Vì vậy, ngày 4-3-2021, UBBC tỉnh đã có văn bản xin chủ trương cho xã Thổ Châu bầu cử sớm 2 ngày (ngày 21-5-2021) so ngày bầu cử của cả nước (ngày 23-5-2021) và đang chờ Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét quyết định.
Công việc hiện nay là hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu để chuẩn bị tiếp cho hiệp thương lần 2, ủy ban nhân dân các cấp phải thành lập các ban bầu cử các cấp. Hai nội dung này thực hiện hoàn thành xong trước ngày 14-3-2021 theo quy định của luật.
- Phóng viên: Cảm ơn đồng chí!
LÊ VINH (thực hiện)
(KGO) - Qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Hội Nông dân Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc đại diện cho giai cấp nông dân, đồng hành cùng dân tộc trong các cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay, hội tiếp tục phát huy vai trò chủ lực trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tổng số lượt truy cập: