17/09/2022 09:57
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 6 chương, 91 điều. Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tại hội nghị, các đại biểu phần lớn nhất trí với dự thảo, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các đại biểu cũng đóng góp vào việc giải thích từ ngữ, điều khoản cần cụ thể để khi luật có hiệu lực thi hành dễ áp dụng vào thực tiễn.
Các đại biểu cũng đề nghị có quy định về kinh phí hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn để đảm bảo nguồn lực hoạt động; phân định rõ cơ chế hoạt động giữa ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư cộng đồng, tránh chồng chéo nhiệm vụ; quy định rõ nhiệm kỳ của ban thanh tra nhân dân...
Đại diện Thanh tra tỉnh Kiên Giang đóng góp vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, chiều 16-9.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang cho biết, tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5-2022), Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Có 173 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại tổ, hội trường và 4 đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến bằng văn bản. Về cơ bản, các đại biểu Quôc hội đều tán thanh với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và những nội dung cơ bản của dự thảo luật. Các đại biểu Quốc hội cho ý kiến và thể hiện quan điểm về từng nội dung cụ thể để hoàn thiện dự thảo luật.
Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp cũng như chuyên gia, nhà khoa học để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tổ chức phiên họp chuyên đề tháng 8-2022 cho ý kiến về dư án luật này.
Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 6 chương và 91 điều; giảm 1 chương, tăng 17 điều so với dự thảo trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; bám sát quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ ở cơ sở và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”...
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng thời cho biết sẽ chỉ đạo tổng hợp các ý kiến gửi cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tin và ảnh: LÊ VINH
(KGO) - Chiều 12-12, Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức họp Ban Chỉ đạo tỉnh và Tổ Biên tập tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì cuộc họp.
Tổng số lượt truy cập: